Tin tức

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cho cha mẹ

Ngày 22/10/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị chàm sữa. Khi mắc bệnh này, trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, ăn ngủ kém. Đặc biệt, nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách có thể gây viêm bội nhiễm. Dưới đây là những lưu ý khi điều trị và chăm sóc chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

1. Sơ lược về chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa hay lác sữa, viêm da cơ địa là một dạng của bệnh chàm thể tạng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc bệnh lý này mà nguyên nhân chính thuộc về di truyền hoặc cơ địa dị ứng. Điều này có nghĩa chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh truyền nhiễm, không lây lan từ người này sang người khác.

Chàm sữa thường khởi phát khi trẻ được 2 - 3 tháng tuổi, sau đó, các triệu chứng thuyên giảm khi trẻ lớn dần. Đến 2 tuổi, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu sau 4 tuổi, bệnh vẫn không hết thì có khả năng cao chuyển sang giai đoạn khu trú, kéo dài dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào. 

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh với vùng da 2 bên má bị nổi nốt đỏ và mụn nước

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh với vùng da 2 bên má bị nổi nốt đỏ và mụn nước

Các triệu chứng của chàm sữa rất dễ nhận biết. Vùng mặt, đặc biệt là 2 bên má của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ và hạt mụn nước li ti. Khi mụn nước vỡ và khô sẽ đóng thành vảy, sờ vào thấy khô ráp. Ngoài 2 bên má, chàm sữa rất dễ hình thành ở những vùng da bị gập.

Khi bị chàm sữa, trẻ hay quấy khóc, ăn ngủ kém do vùng da tổn thương ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, thời tiết giao mùa hoặc vào mùa đông, triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng. Nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách, chàm sữa ở trẻ sơ sinh gây viêm da, mụn mủ, chốc,… để lại sẹo mất thẩm mỹ.

2. Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Như đã nói, chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính, có tính chất di truyền và cơ địa nên không thể điều trị dứt điểm. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát và làm thuyên giảm triệu chứng bệnh bằng những cách sau.

Điều chỉnh chế độ ăn

Ở đây bao gồm chế độ ăn của cả mẹ và bé. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần tránh tiêu thụ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng để tạo ra nguồn sữa chất lượng và an toàn cho bé. Đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên thận trọng trong việc chọn thực phẩm khi cho bé ăn dặm. Tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn phù hợp.

Khi đang cho con bú, mẹ cần tránh thực phẩm gây dị ứng hoặc không lành mạnh

Khi đang cho con bú, mẹ cần tránh thực phẩm gây dị ứng hoặc không lành mạnh

Dùng thuốc điều trị

Nếu trẻ bị chàm sữa nặng, không thuyên giảm khi đã điều chỉnh chế độ ăn cũng như áp dụng phương pháp tắm nước lá, bạn cần cho bé đến gặp bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê kem bôi hay thuốc phù hợp. Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Cho bé dùng thuốc hoặc kem bôi theo chỉ định bác sĩ

Cho bé dùng thuốc hoặc kem bôi theo chỉ định bác sĩ

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

Để kiểm soát các triệu chứng của chàm sữa ở trẻ sơ sinh, khi chăm sóc bé, bạn cần chú ý những vấn đề sau.

  • Vệ sinh, tắm rửa hàng ngày cho bé để tránh mồ hôi, vi khuẩn tích tụ, gây bội nhiễm. 
  • Sử dụng nước ấm (không dùng nước nóng) để tắm cho bé vì nước ấm vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu, vừa tránh làm da khô ráp. 
  • Khi tắm cho bé, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm da bị tổn thương. Đặc biệt, tránh chà xát sữa tắm vào những vùng da bị chàm sữa.
  • Ưu tiên sử dụng sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, lành tính để tránh làm da của bé bị kích ứng.
  • Sau khi tắm xong, thoa kem dưỡng ẩm hoặc các loại kem, thuốc được bác sĩ kê toa.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, được may từ chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Đối với quần áo, khăn lau của bé, tránh sử dụng xà phòng hay nước xả có hoạt chất mạnh, mùi nồng.
  • Kiểm tra tã và thay tã cho bé thường xuyên, tránh để tã ướt hay tã bẩn làm da bé bị kích ứng và viêm. 
  • Tích cực cho bú mẹ và thời gian bú mẹ càng lâu càng tốt để bé có sức đề kháng tốt.
  • Không gian vui chơi, ngủ nghỉ của bé phải được dọn dẹp, hút bụi thường xuyên, đồng thời, mở cửa sổ để tạo sự thoáng đãng.
  • Không để bé tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú nuôi, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá,… 
  • Dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch trình để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh. 

Trẻ bị chàm sữa nên được bú mẹ càng nhiều càng tốt

Trẻ bị chàm sữa nên được bú mẹ càng nhiều càng tốt

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý chàm sữa ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là cách điều trị, chăm sóc sao cho bé nhanh khỏi. Nói chung, với trẻ mắc bệnh lý này, bạn cần chú ý đến vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh và tránh các tác nhân gây dị ứng để có thể kiểm soát được bệnh. Nếu bé nhà bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn có thể đưa bé đến khám tại chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Hệ thống Y tế MEDLATEC tự hào là địa chỉ y tế uy tín với năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực Nhi khoa. MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, tận tâm với nghề, đặc biệt là am hiểu tâm lý trẻ nhỏ sẽ trực tiếp thăm khám cho từng bệnh nhi. Cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo các kết quả kiểm tra chính xác, hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán, phương án điều trị hiệu quả, mang lại sự an tâm cho mọi khách hàng.

Nếu cần được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56, Tổng đài viên sẽ hỗ trợ 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.