Tin tức

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không và cần lưu ý gì?

Ngày 22/07/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh và phòng ngừa biến chứng. Trong đó bơ là một thực phẩm được đánh giá là giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không? 

1. Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không?

Rất khó để đưa ra chính xác hàm lượng dinh dưỡng các loại có trong một trái bơ, bởi nó còn phụ thuộc vào kích thước, độ chín, vùng trồng và loại bơ. Nhưng theo bộ Nông nghiệp Mỹ, một trái bơ cỡ trung bình trồng tại đất nước này chứa khoảng 15g carbohydrate, thấp hơn hàm lượng chứa trong một trái táo (25g) hay trái chuối (27g). 

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé

Một phần ăn bơ thông thường khoảng 38g sẽ chứa khoảng 3g carbohydrat và khoảng 1g đường. Chúng cung cấp cho người ăn khoảng 50 calo, như vậy cả trái bơ chứa từ 250 - 300 calo. Có thể thấy hàm lượng đường và carbohydrate có khả năng gây tăng đường huyết có trong trái bơ rất thấp nên bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng không cần lo lắng khi ăn loại hoa quả này.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ cũng lo ngại, liệu hàm lượng chất béo và calo trong bơ có phù hợp ăn hàng ngày hay không? Sự thực thêm bơ vào chế độ ăn không chỉ phù hợp với bệnh nhân tiểu đường mà còn tốt cho cả những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Một phần bơ có thể thay thế cho phô mai hay sốt mayonnaise.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ được khuyên nên chú ý đến hấp thu loại chất béo tốt. Cụ thể, đối tượng này cần hạn chế tối đa chất béo no và chất béo trans chứa trong các loại thức ăn chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt mỡ động vật,… Chất béo lành mạnh trong bơ hay các loại hoa quả khác rất tốt, có thể bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường có béo phì.

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không

Bơ chứa khá ít đường và carbohydrate

Không chỉ chứa ít đường và carbohydrate, bơ chứa hàm lượng chất béo và chất xơ lớn khiến dạ dày mấy nhiều thời gian để tiêu hóa, từ đó làm chậm chuyển hóa hấp thu carbohydrat và không khiến đường huyết tăng quá cao.

2. Ảnh hưởng của trái bơ đến người tiểu đường thai kỳ

Bơ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của thai phụ, đặc biệt là thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.

2.1. Giúp ổn định đường huyết

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ luôn khuyên rằng bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa ít đường và carbohydrate nhằm tránh sự tăng cao đột ngột hoặc tăng cao kéo dài đường huyết. Bơ chính là loại hoa quả đáp ứng được các yếu tố này.

Bơ chứa hàm lượng carbohydrate thấp hơn so với các loại hoa quả dinh dưỡng khác như táo hoặc chuối, hơn nữa 1 phần ăn khuyến cáo (38g bơ) chỉ cung cấp cho cơ thể 3g carbohydrate và chưa tới 1g đường. Vì thế người bệnh tiểu đường sẽ không bị tăng đường huyết quá cao sau khi ăn bơ.

Lượng chất xơ lớn trong bơ khi kết hợp với các thực phẩm tốt khác được chứng minh có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nguyên nhân chính là chất béo không no chuỗi đơn trong bơ giúp kiểm tra đường huyết trong máu và lượng insulin chuyển hóa. Do vậy trái bơ được khuyến cáo nên sử dụng trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, thay thế một số carbohydrate trong chế độ ăn.

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không

 Ăn bơ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

2.2. Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Có thể bạn chưa biết, tiểu đường gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe, là nguyên nhân của những biến chứng nguy hiểm. Trong đó biến chứng tim mạch do tiểu đường có thể gây tử vong như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Vì thế trong điều trị tiểu đường thai kỳ, duy trì đường huyết, huyết áp ổn định thì vấn đề kiểm tra ngăn ngừa biến chứng cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Bơ chính là thực phẩm tốt chứa nhiều chất béo không no chuỗi đơn, làm tăng cholesterol HDL (loại cholesterol tốt) và giảm cholesterol LDL (loại cholesterol xấu), giảm triglycerides và huyết áp. Những tác dụng này giúp người bệnh tiểu đường thai kỳ ngăn ngừa biến chứng tim và đột quỵ hiệu quả.

3. Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn bơ thế nào là phù hợp?

Mặc dù có hiệu quả trong kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng song bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần lưu ý sử dụng lượng vừa đủ bơ và ăn đúng cách.

3.1. Ăn lượng vừa đủ

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn bơ hàng ngày nhưng cần kiểm soát lượng ăn vừa đủ, xét theo tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể. Như đã trình bày ở trên, một quả bơ chín kích thước trung bình có hàm lượng 250 - 300 calo, như vậy mỗi lần chỉ nên ăn phần ăn 1/5 quả, nghĩa là khoảng 50 calo.

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không

 Người tiểu đường thai kỳ chỉ ăn bơ với lượng vừa đủ

Chất béo từ bơ có thể cung cấp thay thế cho phô mai hay mayonnaise. Việc kết hợp bơ với các thực phẩm khác trong chế độ ăn thích hợp rất có lợi trong kiểm soát đường huyết. Vì thế nếu muốn xây dựng một chế độ ăn chuẩn dành cho phụ nữ tiểu đường thai kỳ, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.

3.2. Ăn bơ chín

Ăn bơ không cần nấu, nhưng nên ăn khi chín. Trái bơ chín có màu xanh sẫm hoặc nâu, nắn hơi mềm. Nếu bơ chín cây sẽ rất dễ nhận biết song bơ bán tại cửa hàng thường chưa chín hẳn, nên để một vài ngày trước khi ăn.

Có một số cách giúp bạn nhận biết một trái bơ đã chín lý tưởng để thưởng thức chưa: Cuống bơ chưa rút được ra dễ dàng, lớp da có màu nâu nhưng không quá đậm, thịt quả mềm, có thể có một số đốm nâu nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả.

3.3. Một số món ăn chứa bơ tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ

Trái bơ chín có vị béo ngậy, rất thích hợp để chế biến và sử dụng trong các món ăn như salad, sinh tố, nước sốt,… Tuy nhiên cần lưu ý bệnh nhân tiểu đường thai kỳ cần hạn chế nạp đường và tinh bột, đặc biệt là đường tinh chế hoặc sữa không nên dùng ăn kết hợp với bơ.

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không

Bơ là thành phần bổ dưỡng trong salad

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, phụ nữ tiểu đường thai kỳ nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra thai nhi và sàng lọc các biến chứng có thể gặp phải. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện cũng cung cấp gói khám toàn diện cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ để theo dõi điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tiểu đường thai kỳ ăn bơ được không thì câu trả lời là có nhé, tuy nhiên cần ăn khoa học và hợp lý. Nếu cần tư vấn sức khỏe, khám và điều trị tiểu đường thai kỳ, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài tư vấn 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.