Tin tức

Tìm hiểu chi tiết về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

Ngày 06/11/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Tiểu đường là bệnh lý ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim mạch,… Chế độ dinh dưỡng với người tiểu đường có vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Các chuyên gia đã xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường để bạn có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cần tuân thủ với người tiểu đường

Thực tế không có nguyên tắc dinh dưỡng cụ thể nào áp dụng phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân tiểu đường bởi căn bệnh này có nhiều mức độ, do nhiều nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, đặc điểm cơ địa, hoạt động,… của mỗi người là khác nhau. 

tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường

 Người tiểu đường cần áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt

Tiểu đường do tổn thương tuyến tụy được chia thành 2 thể:

Tiểu đường type 1: thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi, bệnh tiến triển nguy hiểm, nhiều biến chứng. Những người bệnh này cần kiểm soát chế độ ăn thích hợp cùng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc ngăn ngừa biến chứng là mục tiêu quan trọng.

Tiểu đường type 2: thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở nên, có rối loạn chuyển hóa kèm theo thường kết hợp trên bệnh nhân có tình trạng thừa cân. Những người bệnh này chỉ cần thực hiện chế độ ăn thích hợp, hoạt động thể lực thường xuyên là kiểm soát được bệnh.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường về cơ bản là hạn chế Gluxit (nhóm bột đường) để tránh tăng đường huyết quá mức sau khi ăn. Ngoài ra cần hạn chế chất béo ở lượng vừa phải, nhất là các chất béo bão hòa để phòng ngừa rối loạn chuyển hóa.

Việc tuân thủ tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cần đảm bảo: vẫn cung cấp đủ lượng đường và dinh dưỡng ổn định cho hoạt động sống, đảm bảo hợp lý và điều độ về lượng thức ăn, giờ ăn các bữa trong ngày.

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo không gây tăng - giảm đường huyết đột ngột

Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo không gây tăng - giảm đường huyết đột ngột

Để bệnh nhân tiểu đường có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với bản thân, MEDLATEC đưa ra một vài hướng dẫn dinh dưỡng sau:

- Không nên kiêng hoàn toàn, vẫn phải bổ sung đầy đủ loại dinh dưỡng với hàm lượng theo tháp dinh dưỡng quy định gồm: chất đạm, bột đường, chất béo, Vitamin, chất xơ, muối khoáng,…

- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không để tình trạng quá no hoặc quá đói dẫn tới đường huyết không ổn định.

- Cung cấp đủ 40ml/kg cân nặng nước mỗi ngày.

- Không nên chỉ tập trung vào 3 bữa chính mà nên chia nhỏ bữa ăn, thêm bữa phụ bữa tối để tránh hạ đường huyết.

- Thay đổi từ từ cơ cấu và khối lượng các bữa ăn, tránh khiến cơ thể quá sốc.

Mỗi loại thực phẩm lại chứa loại dinh dưỡng và lượng dinh dưỡng khác nhau, không có loại thực phẩm nào là đáp ứng được toàn bộ dinh dưỡng cơ thể cần. Vì thế, các bữa ăn cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau và đa dạng loại thực phẩm, vừa kích thích ăn ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

2. Tháp dinh dưỡng phù hợp cho người tiểu đường

Tháp dinh dưỡng được xây dựng là cơ sở để người bệnh tiểu đường có thể tính toán lượng thực phẩm phù hợp trong các bữa ăn. Cụ thể, một bữa ăn cần có cả bốn nhóm thực phẩm quan trọng sau:

 Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế đường bột

 Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế đường bột

2.1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường bột

Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường bột gồm: khoai tây, ngũ cốc, bánh mỳ, bánh ngọt, miến, gạo,… Đường bột từ những thực phẩm này cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của cơ thể, ngoài ra cũng bổ sung lượng ít chất béo, Vitamin A, C, D. 

Với người bệnh tiểu đường vẫn cần bổ sung nhóm thực phẩm này đảm bảo 50 - 60% tổng năng lượng nhưng ưu tiên: gạo nếp, gạo tẻ, khoai lang, gạo lứt, ngũ cốc,… và hạn chế khoai tây, bánh ngọt, bánh mì,… Ngoài ra, nên chia nhỏ những thực phẩm này thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều làm tăng đường huyết đột ngột.

Lượng đường trong máu tăng quá mức hay giảm quá mức đều rất nguy hiểm với người bệnh. Những người Tiểu đường type 2 cần hạn chế tối đa glucid, bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ hỗ trợ bạn lên thực đơn để đảm bảo cung cấp lượng ổn định và hài hòa đường tốt nhất. 

2.2. Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm

Những loại thức ăn nằm trong nhóm này gồm: trứng, cá, thịt, sữa, đậu đỗ khô,… Chúng cung cấp nhiều chất đạm cần thiết cho hoạt động sống và lượng ít sắt, Vitamin, Photpho. Người trưởng thành cần cung cấp đủ mỗi ngày từ 1 - 1,2g protein, tương đương với khoảng 15 - 20% tổng năng lượng của khẩu phần ăn.

Chất đạm rất cần thiết cho sức khỏe cơ bắp và hoạt động sống

Chất đạm rất cần thiết cho sức khỏe cơ bắp và hoạt động sống

Với người bệnh tiểu đường, cần lựa chọn những loại thực phẩm chứa đạm thực vật như: sữa đậu nành không đường, đậu phụ,… Ngoài ra cần chọn thịt nạc, thịt ức da, không ăn da gà,… để hạn chế nguy cơ béo phì, thừa cân.

2.3. Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao, có vai trò trong hoạt động của tế bào cũng như hòa tan, hấp thu các Vitamin tan trong dầu. Trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, đây cũng là nhóm thực phẩm không thể thiếu. 

Tuy nhiên cần kiểm soát tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn chiếm khoảng 25% là tối ưu, không được vượt quá 30%, ưu tiên dầu thực vật chứa acid béo không nó như: dầu ô liu, dầu đậu nành, đậu vừng,… để ngăn ngừa nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch,… Những loại thực phẩm chứa chất béo xấu như: nội tạng động vật, bơ, mỡ, đồ đóng hộp,… cần hạn chế tối đa.

2.4. Nhóm rau củ quả

Nếu bạn để ý trong tháp dinh dưỡng tiêu chuẩn cũng như tháp dinh dưỡng dành cho các đối tượng đặc biệt, nhóm rau củ quả là thực phẩm được khuyến khích nên tăng cường. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, Vitamin, khoáng chất, acid amin tốt cho việc kiểm soát đường huyết, cung cấp năng lượng nhưng không gây béo.

 Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hoa quả chín không chứa nhiều đường

 Bệnh nhân tiểu đường nên ăn hoa quả chín không chứa nhiều đường

Người tiểu đường nên ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các món rau luộc, trộn sa lát kết hợp cùng ngũ cốc và hoa quả chín không chứa quá nhiều đường. Một số loại rau được nghiên cứu còn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả như: mướp đắng, tảo spirulina,… nên người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thường xuyên.

Thực hiện theo tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường khá phức tạp, tuy nhiên lại rất cần thiết trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Vì thế hãy thực hiện nghiêm túc đúng theo chỉ dẫn và đều đặn hàng ngày. Nếu cần hỗ trợ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cụ thể, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ