Tin tức
Tìm hiểu những phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- 09/09/2021 | Nội soi tiêu hóa trẻ em: có nên không?
- 18/06/2021 | Thông tin sức khỏe bạn cần biết: Enzym tiêu hóa là gì?
- 17/03/2021 | Thế nào được gọi là rối loạn tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- 29/09/2021 | Hướng dẫn các bậc phụ huynh cách sử dụng men tiêu hóa cho trẻ
- 09/07/2021 | 5 lời khuyên cho tiêu hóa tốt bác sĩ khuyến cáo ai cũng nên theo
1. Bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa xảy ra khi cơ vòng trong hệ tiêu hóa hoạt động co thắt bất thường làm cho bệnh nhân khó khăn hoặc có nhiều thay đổi trong việc tiêu hóa thức ăn. Bất cứ ai cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Đối với trẻ nhỏ tình trạng này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Trẻ không bị bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa cao hơn trẻ được bú sữa mẹ
- Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:
Sức đề kháng của trẻ còn yếu, điều này rất thường gặp ở những trẻ không được bú sữa mẹ.
Trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh và dẫn đến trường hợp mất cân bằng hệ vi sinh, khiến cho vi khuẩn có lợi đường ruột bị tiêu diệt. Tình trạng mất cân bằng này rất dễ dẫn đến tiêu chảy, táo bón,…
Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm.
Chế độ ăn uống của trẻ không được đảm bảo vệ sinh và chưa hợp lý. Khi chế biến thực phẩm cho con, nếu mẹ không rửa tay sạch sẽ và không vệ sinh dụng cụ nấu nướng sạch sẽ, thì vi khuẩn rất có thể ẩn chứa trong các món ăn và xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh.
Bên cạnh đó, nếu mẹ không lựa chọn chế độ ăn hợp lý, cân bằng dưỡng chất cho con, chẳng hạn như ăn quá nhiều đạm, nhiều đường, hoặc ăn quá ít chất xơ cũng như các loại vitamin và khoáng chất thì trẻ rất có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
Đối với những trẻ đang bước sang thời kỳ ăn dặm và hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa được hoạt động ổn định. Đây chính là nguyên nhân khiến việc tiêu hóa thức ăn của trẻ gặp nhiều khó khăn và khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ là cơ hội để vi khuẩn có hại hoạt động mạnh mẽ hơn và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Lúc này, để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho con.
- Một số dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé có thể gặp phải một số biểu hiện sau:
Trẻ bị nôn trớ khoảng vài lần trong ngày.
Trẻ bị đau bụng, táo bón do rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị táo bón: Triệu chứng này thường gặp ở những trẻ ăn quá nhiều đạm và ít chất xơ, đối với trẻ nhỏ hơn thì rất thường gặp ở những trường hợp dùng sữa công thức mà không được bú sữa mẹ.
Trẻ bị đi ngoài ra nước, đi ngoài nhiều lần (hơn 3 lần/ngày).
Đối với những trẻ lớn hơn thì có thể thấy bị đau quặn bụng, đầy hơi,…
Do thành ruột của trẻ còn yếu và rất dễ bị nhiễm khuẩn vì thế các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể thay đổi nhanh chóng.
2. Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ. Phần lớn trẻ bị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh. Để việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả, bố mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
Cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ
Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho con bằng cách tự mua thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, hoặc men tiêu hóa,... để điều trị cho con. Tất cả các loại thuốc cho trẻ sử dụng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị sai cách, uống quá liều lượng thuốc, có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đảm bảo thân thể của trẻ luôn được sạch sẽ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay, chân.
Phòng sinh hoạt, học tập vui chơi của trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể bé.
Khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần cẩn trọng về chế độ ăn cho bé. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, đa dạng thực phẩm, đặc biệt nên chọn loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa. Đây cũng là một lưu ý quan trọng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
3. Một số cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ nên được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để được nâng cao hệ miễn dịch một cách tốt nhất.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần chuẩn bị cho bé về một chế độ dinh dưỡng tốt nhất, đặc biệt ưu tiên những thực phẩm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, bổ sung nhiều khoáng chất, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B,… Từ đó giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa và một số bệnh lý khác.
Không nên ép trẻ bú hoặc ăn quá no.
Nên cho trẻ ăn uống đúng giờ.
Đảm bảo môi trường sống, vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi trẻ có vấn đề sức khỏe mà chưa có sự cho phép của các bác sĩ.
Nên cho trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh.
Những thông tin về điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cũng như cách phòng ngừa tình trạng này hi vọng là những thông tin hữu ích đối với các bậc phụ huynh. Nếu có những thắc mắc về sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể gọi đến tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!