Tin tức

Tìm hiểu về cấu tạo khớp háng và các bệnh lý thường gặp

Ngày 14/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Có thể bạn đã nghe nhiều đến cụm từ thoái hóa khớp háng, tuy nhiên ít ai biết rõ về cấu tạo, chức năng thực sự của nó. Vì vậy, trong bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan cũng như chỉ ra các bệnh lý thường gặp ở khớp háng.

1. Cấu tạo khớp háng và chức năng

Cấu tạo 

khớp háng là khớp hình chỏm cầu, khớp hoạt dịch nằm ở giữa xương chậu và xương đùi, đi kèm với hệ thống cấu trúc dây chằng. Hay nói cách khác, khớp là vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với ổ cối xương chậu. Nhờ đó mà phạm vi hoạt động của khớp rộng, trên cả 3 mặt phẳng, giúp cho cử động của con người phần dưới được linh hoạt. Đây là khớp lớn nhất trong cơ thể và giữ vai trò hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đến khả năng vận động và di chuyển. 

Khớp nối tiếp giữa vùng xương chậu - xương đùi, giữ vai trò gắn kết phần phía trên và dưới của cơ thể

Khớp nối tiếp giữa vùng xương chậu - xương đùi, giữ vai trò gắn kết phần phía trên và dưới của cơ thể

Một khớp háng hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo bao gồm các bộ phần như sau: 

  • Diện khớp sẽ bao gồm phần xương chậu (ổ cối) và chỏm xương đùi với 2/3 khối cầu, có đỉnh ở hõm để dây chằng bám vào. 

  • Bao khớp gồm phần bao xơ và bao hoạt dịch phủ mặt trong của bao xơ và sụn viền. Ở mặt ngoài có thể có một vài nơi dày lên tạo thành những dây chằng ngoài bao khớp. 

  • Dây chằng gồm dây chằng trong (dây chằng chỏm đùi) đi từ chỏm cầu xương đùi, bám vào mép của khuyết vành ổ cối và dây chằng ngoài (dây chằng chậu đùi, mu đùi, ngoài đùi). 

  • Sụn viền có cấu trúc sợi bám xung quanh ổ cối xương chậu, lõm và nhẵn ở mặt trong. 

  • Các cơ ở khu vực này được chia làm 3 nhóm dựa trên chức năng, gồm gập - duỗi, dạng - khép, xoay ngoài - xoay trong. 

Chức năng 

Với cấu tạo phức tạp, khớp háng giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động thiết yếu của con người trong đời sống hàng ngày. Sự linh hoạt, di chuyển, vận động mỗi ngày là do khớp này quyết định. 

Cụ thể như sau: 

  • Các hoạt động thể dục, thể thao hay vận động liên quan đến chi dưới đều lệ thuộc vào mức độ linh hoạt của khớp này. 

  • Chịu các lực tác động của cơ thể, đặc biệt là trọng lượng, hấp thu lực.

  • Khớp có vai trò như một trụ đỡ cho toàn bộ cơ thể, kết hợp cùng với khớp đùi và gối. 

  • Đây còn là điểm trụ trung tâm cho các hoạt động phức tạp, nhất là gập - duỗi và đứng thẳng người. 

 Mọi biểu hiện đau bất thường ở vùng xương chậu, xương đùi đều ảnh hưởng đến khả năng vận động, nhất là các khớp

Mọi biểu hiện đau bất thường ở vùng xương chậu, xương đùi đều ảnh hưởng đến khả năng vận động, nhất là các khớp 

2. Các bệnh thường gặp ở khớp háng 

Tại khu vực từ vùng xương chậu đến xương đùi có rất nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các khớp tiếp nối. Các bệnh thường gặp ở khớp háng hiện nay bao gồm thoái hóa, viêm, hoại tử, bong sụn viền ổ cối hay lao khớp háng. 

Thoái hóa 

Thoái hóa là một trong những bệnh lý thường gặp ở tuổi già do quá trình bào mòn tự nhiên theo tuổi tác. Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, hệ cơ xương khớp của cơ thể sẽ suy yếu dần chức năng dẫn đến quá trình thoái hóa diễn ra. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, thoái hóa xương khớp đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau như lối sống, công việc, môi trường, giới tính,...

Bên cạnh đó, thoái hóa khớp háng còn có thể xuất phát từ những chấn thương hoặc bệnh lý khác như gãy cổ xương đùi, trật khớp, viêm khớp, nứt xương do té, va đập,... Thậm chí, những trường hợp ngồi quá hay đứng quá lâu ở một tư thế cố định một cách thường xuyên hoặc mang vác vật nặng cùng được xem là nguyên nhân không thể bỏ qua hiện nay. 

Minh họa thoái hóa khớp vùng háng

Minh họa thoái hóa khớp vùng háng

Viêm khớp

Viêm là kết quả của quá trình thoái hóa dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm tại vị trí khớp vùng háng, gây ra các cơn đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Cơn đau có thể ngày càng nặng hơn nếu không có sự can thiệp đúng và có thể lan rộng sang vùng mông, thắt lưng, đùi và chân. 

Khi bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân có thể hạn chế trong quá trình đi lại hay vận động, cảm giác tê, mỏi ở hai chân, khó khăn khi duỗi thẳng. Một số trường hợp bệnh nhân sợ đau nên không vận động có thể khiến khớp bị cứng, chỏm xương biến dạng, gai xương thoái hóa sẽ mọc dài hơn, dẫn đến chèn ép và mất dần khả năng di chuyển.

Hoạt tử chỏm xương đùi 

Nhiều trường hợp, vùng xương đùi không đủ máu tới nuôi dưỡng có thể dẫn đến hoại tử. Thông thường, hoại tử chỏm xương đùi xuất phát từ các chấn thương khu vực này hoặc người sử dụng hóa trị, xạ trị ung thư, uống thuốc Corticosteroid liều cao trong thời gian dài. 

Ngoài ra, trường hợp người bị nghiện rượu, bia, thuốc lá, hay uống nước ngọt, có gas, sử dụng các chất kích thích,... cũng có thể là đối tượng dễ bị bệnh hoại tử chỏm xương đùi. 

Quá trình điều trị bệnh hiện nay chủ yếu nhằm mục đích giảm đau và ngăn chặn bệnh ngày càng diễn biến nặng hơn. Phẫu thuật là biện pháp chữa hoại tử chỏm xương đùi hiệu quả khi các phương pháp bảo tồn không có tác dụng.    

Lao khớp háng 

Đây là trường hợp khớp bị viêm - hoại tử do vi khuẩn lao Tuberculosis gây ra. Những trường hợp sau khi vi khuẩn đã xâm nhập và gây ảnh hưởng đến các khớp, thì ngoài biểu hiện đau, sưng, người bệnh còn có đi kèm biểu hiện thông thường khác. 

Bong sụn viền ổ cối 

Sụn viền ổ cối là cơ quan quan trọng     với cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa sự phân tích của các diện khớp, có chứa dịch giúp bôi trơn và phân tán lực tác động. Bong sụn khớp thường xảy ra ở người trẻ do hoạt động thể thao hay vận động quá mức. 

Người bệnh sẽ thấy đau mỗi khi đi lại hay vận động, bớt đau khi nghỉ ngơi. Hình ảnh chẩn đoán qua phim chụp cộng hưởng từ sẽ thấy các lớp sụn bị bong tróc. Khi đó, phương pháp điều trị hiệu quả là phẫu thuật để loại bỏ phần sụn viền đã bị tổn thương. 

Với bất kỳ vấn đề nào của cơ thể thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Với bất kỳ vấn đề nào của cơ thể thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Tất cả các bệnh lý thường gặp ở khớp háng nói trên chỉ là một con số rất nhỏ về những vấn đề liên quan đến bộ phận này. Chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin về khớp háng cũng như bệnh lý liên quan để từ đó bảo vệ cơ thể chính mình. Nếu bạn cần được tư vấn hay hỗ trợ bất cứ thắc mắc nào thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số hotline: 1900.56.56.56 để được trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.                            

Từ khoá: khớp háng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ