Tin tức

Tìm hiểu về sán chó và những kiến thức liên quan tới căn bệnh này

Ngày 11/11/2020
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nhiễm sán chó nghe nói tưởng chừng là căn bệnh mới mẻ nhưng thực tế thì không bởi chúng gây ra từ loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis lây truyền qua vật chủ trung gian lan truyền bệnh là chó. Vậy bệnh thường gặp ở những đối tượng nào với lứa tuổi ra sao?

1. Sán chó phát triển trong cơ thể như thế nào?

Có thể nói đây là một trong số những bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ em từ 3 - 10 tuổi, gia đình có nuôi chó và gần như khó gây bệnh ở người lớn. Cùng tìm hiểu chu trình phát triển của ký sinh gây bệnh này tới cơ thể con người nhé.

Đầu tiên, khi vật truyền bệnh trung gian là chó bị nhiễm sán, trứng sán sẽ được phát triển và đào thải ra môi trường bên ngoài thông qua đường phân của chó đồng thời không chỉ dừng lại ở đó mà hậu môn của chó cũng là nơi chứa rất nhiều trứng sán. Một trong số những sở thích của chó là liếm hậu môn và liếm lên cơ thể của chúng, thậm chí liếm láp cả những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của chúng ta từ đó vô tình phát tán loại trứng sán này ở khắp nơi trong gia đình.

Hình ảnh mô phỏng ký sinh trùng sán chó

Hình ảnh mô phỏng ký sinh trùng Sán chó

Nếu bạn ăn rau sống hoặc vuốt ve cơ thể chó, tiếp xúc những vật dụng trong nhà đã từng bị nhiễm trứng sán khi lan truyền vào trong cơ thể người nếu như không bị thực bào thì chỉ sau 5 tháng trứng sán sẽ phát triển thành các nang sán.

Có thể bạn chưa biết, nang sán chứa hàng triệu đầu sán, có thể lên tới 2 triệu đầu sán. Chính bởi thế khi mà nang sán vỡ ra sẽ kéo theo hàng triệu đầu sán non theo máu của ký sinh đi khắp nơi bên trong cơ thể, trong đó có phổi, gan, lách, não,...

2. Có biểu hiện cụ thể nào khi mắc sán chó hay không?

Khi xâm nhập vào bên trong cơ thể và là ký sinh của vật chủ, nang sán phát triển tới một mức độ nhất định dần dần chèn ép tới các cơ quan bên trong cơ thể con người, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm ít hay nhiều sẽ phụ thuộc lớn vào vị trí mà sán ký sinh trong cơ thể.

Quá trình phát triển của loài ký sinh trùng sán chó lây lan ra người

Quá trình phát triển của loài ký sinh trùng sán chó lây lan ra người

Sau quá trình phát triển, tới một thời gian nhất định nang sán sẽ bị vỡ ra khiến cho cơ thể bị nhiễm độc, dị ứng, thậm chí đầu sán có thể tràn ra ngoài để tạo thành các nang sán thứ phát. Những nang sán thứ phát có thời gian tồn tại từ 2 đến 5 năm sau khi phát hiện nang sán đầu tiên bị vỡ gây nguy hiểm tới tính mạng ở giai đoạn này. Chính bởi thế việc tìm ra phương pháp chẩn đoán, điều trị sán chó là điều nhiều bạn đọc đặc biệt quan tâm.

3. Làm cách nào để chẩn đoán sán chó ở người

Để chẩn đoán trong cơ thể có ký sinh trùng sán chó hay không cần được thực hiện các xét nghiệm cần thiết, một trong số đó là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì đồng nghĩa với việc bạn đã từng có lịch sử nhiễm sán chó hoặc đang nhiễm sán chó. Nhưng nhược điểm của xét nghiệm này là không thể nói lên được hiện tại loại sán này có còn sinh sống trong cơ thể bạn hay không.

Sán phát triển bên trong cơ thể con người

Sán phát triển bên trong cơ thể con người

Để phục vụ đa dạng hơn đối với mọi đối tượng khách hàng, hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang tiến hành thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng, các loại giun sán trong đó có sán chó trên các mẫu bệnh phẩm. Nếu bạn là người bận rộn, ngại di chuyển tới bệnh viện thì việc lựa chọn xét nghiệm tại nhà sẽ là gợi ý hoàn hảo cho gia đình mình. 

Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm này không cần nhịn ăn do đây là ký sinh trùng được phát hiện trên mẫu máu của vật chủ. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khác kết hợp với khám bệnh thì bạn nên thực hiện vào buổi sáng và có nhịn ăn.

Ngoài ra, ngoài việc thực hiện xét nghiệm thông qua mẫu máu thì người bệnh xét nghiệm ký sinh trùng giun sán còn có thể thực hiện lấy mẫu tại những nơi ký sinh trùng cư trú hoặc chất đào thải của chúng ra bên ngoài như phân, vảy da, mô,... Đồng thời, tất cả những mẫu vật được nghi là nguồn lây loại ký sinh trùng này cũng cần được thực hiện xét nghiệm kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh lý.

4. Cần làm gì để phòng bệnh sán chó

Hiện nay, có rất nhiều cách để phòng các bệnh lây lan qua ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán chó, bạn cần:

Tuyệt đối thực hiện ăn chín, uống sôi, nếu có nô đùa với chó thì cần giữ gìn vệ sinh cẩn thận, rửa sạch tay với xà phòng ngay sau khi tiếp xúc.

Khám sức khỏe định kỳ là một trong những điều không thể thiếu đối với mỗi người, không chỉ giúp phòng ngừa, phát hiện điều trị sớm các ký sinh trùng trong cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn.

Sán phát triển bên trong cơ thể con người

Sau khi vuốt ve thú cưng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Không chỉ chủ nhân mà thú cưng - chó cũng cần được thăm khám định kỳ cũng như cần được điều trị triệt để khi phát hiện có mắc bệnh, tránh lây lan giữa những chú thú cưng trong nhà hay nguy hiểm hơn là lây lan sang chủ nhân của chúng.

Ngoài ra, để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt nhất.

Hy vọng thông qua nội dung bài viết bạn đọc có thể phần nào hình dung được sự lây lan và những nguy hiểm khi mắc sán chó trong cơ thể. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ là điều đặc biệt quan trọng. Nếu muốn tư vấn đặt lịch khám sức khỏe tại viện hay xét nghiệm máu tại nhà bạn hãy nhấc máy và gọi tới tổng đài 1900565656 MEDLATEC luôn luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.