Tin tức
Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
key: xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không
Tìm hiểu xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không? Xét nghiệm máu là một phương pháp quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể của người bệnh và có thể sử dụng để phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó có tiểu đường.
1. Xét nghiệm phát hiện tiểu đường sớm, tránh biến chứng
1.1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không thể duy trì mức đường trong máu ở mức bình thường do sự cản trở hoặc không sản xuất đủ insulin - một hormone có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy và có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức đường huyết. Bệnh tiểu đường gồm 3 loại:
● Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ, đây là dạng tiểu đường do hệ thống miễn dịch phá hủy tuyến tụy.
● Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở người lớn, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong trường hợp này, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách và dần dần không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường loại 2 thường liên quan đến lối sống không lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động và tăng cân.
● Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ mang thai không thể tạo ra đủ insulin để đáp ứng nhu cầu tăng về insulin trong cơ thể mang thai.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đường như: Yếu tố di truyền, tăng cân và béo phì, lão hóa…
1.2. Vai trò xét nghiệm phát hiện tiểu đường sớm
● Nếu tiểu đường được phát hiện sớm, người bệnh có thể bắt đầu quá trình điều trị và quản lý tình trạng sức khỏe của họ ngay từ giai đoạn đầu.
● Bệnh tiểu đường làm gia tăng nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh… Phát hiện sớm giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro của những biến chứng này.
● Người mắc tiểu đường phát hiện bệnh sớm sẽ chủ động thay đổi lối sống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh để có thể giúp kiểm soát tiểu đường.
● Việc phát hiện sớm bệnh có thể giúp bệnh nhân và gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và chuẩn bị tâm lý cho quá trình điều trị.
● Đối với phụ nữ mang thai, phát hiện tiểu đường sớm giúp quản lý tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ.
● Cuối cùng, phát hiện sớm bệnh tiểu đường tiết kiệm được chi phí điều trị biến chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe ổn định hơn.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường thường được thực hiện bằng nhiều xét nghiệm
2. Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
Vậy “Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?”. Thực tế, xét nghiệm máu thường được chỉ định để chẩn đoán, phát hiện bệnh tiểu đường. Trong đó, các chỉ số đường huyết và HbA1c là những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng tiểu đường. Cụ thể:
● Chỉ số đường huyết lúc đói là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiểu đường.
● Nếu đường huyết bất kỳ (không cần nhịn ăn) lớn hơn hoặc bằng 11.1 mmol/l, đây là một dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường.
● Nếu đường huyết sau khi thực hiện nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/l, cũng là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
● Chỉ số HbA1c được sử dụng để đo lường mức đường huyết trung bình trong máu trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng trước đó. Nếu chỉ số HbA1c lớn hơn hoặc bằng 6.5%, điều này có thể chỉ ra sự tăng cao của đường huyết trong thời gian dài và là một dấu hiệu tiểu đường.
Dựa trên kết quả xét nghiệm bác sĩ đưa ra chẩn đoán về tình trạng tiểu đường và đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh. Việc kiểm tra định kỳ đường huyết đóng vai trò quan trọng để theo dõi và quản lý tình trạng tiểu đường một cách hiệu quả.
Xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?
3. Phát hiện tiểu đường bằng cách nào khác?
Ngoài xét nghiệm máu, có một số phương pháp khác mà bác sĩ có thể chỉ định để phát hiện bệnh tiểu đường. Cụ thể:
● Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mức độ đường trong nước tiểu giúp đánh giá mức độ đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra, đo albumin trong nước tiểu nhằm kiểm tra mức độ protein (albumin) trong nước tiểu để đánh giá tình trạng thận.
● Xét nghiệm đường huyết tự theo dõi: Những người có tiểu đường thường được yêu cầu tự đo đường huyết tại nhà sử dụng máy đo đường huyết.
● Xét nghiệm đường huyết không dung nạp (Oral Glucose Tolerance Test - OGTT): Bệnh nhân sẽ uống một lượng glucose được đo lường và sau đó, mẫu máu sẽ được lấy sau một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này có thể đánh giá khả năng cơ thể xử lý glucose và phát hiện các vấn đề về insulin.
● Xét nghiệm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa có liên quan như: rối loạn mỡ máu, gout, bệnh lý tuyến giáp,...
● Xét nghiệm C-peptide là một trong những phương pháp được chỉ định để đánh giá chức năng của tuyến tụy trong quá trình sản xuất insulin. C-peptide là một phần của phân tử insulin, được tạo ra cùng lúc với insulin trong quá trình tổng hợp. Đo lường C-peptide có thể cung cấp thông tin về khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Đối với những người mắc tiểu đường, xét nghiệm C-peptide có thể giúp xác định liệu họ mắc tiểu đường loại 1 (do thiếu insulin) hay tiểu đường loại 2 (do không đủ sử dụng insulin). Đồng thời, xét nghiệm C-peptide có giá trị trong việc đánh giá tình trạng đề kháng insulin của bệnh nhân. Từ đó đưa ra những quyết định quan trọng về điều trị bệnh tiểu đường.
● Xét nghiệm Insulin: Nếu insulin thấp, có thể chỉ ra mức độ sản xuất insulin không đủ, đặc biệt trong trường hợp tiểu đường loại 1.Thông qua xét nghiệm này có thể xem xét cách cơ thể phản ứng với insulin, đánh giá được tình trạng đề kháng insulin thường xảy ra trong tiểu đường loại 2.
● Xét nghiệm gen có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Để phát hiện bệnh tiểu đường sớm, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu
Tiểu đường là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm phát hiện tiểu đường, trong đó có xét nghiệm máu.
Nếu có nhu cầu xét nghiệm người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín được nhiều người lựa chọn. Đến nay, bệnh viện đã có gần 30 năm kinh nghiệm, quy tụ đội ngũ nhân viên y tế có năng lực chuyên môn và tận tâm với người bệnh. Đặc biệt, bệnh viện sở hữu trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế như CAP (Hoa Kỳ) và ISO 15189:2012. Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài MEDALTEC 1900.56.56.56 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch xét nghiệm đường máu.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!