Tin tức
Tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không, có bị vô sinh không?
- 20/11/2024 | Tìm hiểu về các cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
- 27/11/2024 | Sa tinh hoàn và giải pháp cho “cánh mày râu”
- 03/12/2024 | Tràn dịch màng tinh hoàn: Đối tượng, triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Tại sao có hiện tượng tinh hoàn bên cao bên thấp?
Tinh hoàn có cấu trúc đặc biệt và được treo bên trong bìu. So với tinh hoàn bên phải thì tinh hoàn bên trái thường thấp hơn một chút nhưng nếu có sự chênh lệch lớn về chiều cao giữa hai bên thì thường là do:
1.1. Tình trạng sinh lý tự nhiên
Với hầu hết nam giới, tinh hoàn có thể không đồng đều về chiều cao và đây là điều bình thường. Cơ chế này là do sự phát triển của bìu cùng các cơ cấu xung quanh do bìu - nơi điều chỉnh nhiệt độ để bảo vệ tinh hoàn.
Tinh hoàn bên trái có thể nằm thấp hơn để cân bằng nhiệt độ, giúp cho quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra hiệu quả hơn. Đây là một sự khác biệt sinh lý tự nhiên và không cần lo lắng tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không nếu không có triệu chứng bất thường nào khác.
Quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể có thể khiến tinh hoàn bên cao bên thấp
1.2. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn tức là một phần của ruột hoặc mô mỡ ở ổ bụng nằm sai vị trí, đi qua lỗ nhỏ ở thành bụng để chui xuống bìu. Thoát vị bẹn có thể làm cho một trong hai tinh hoàn bị đẩy xuống thấp hơn bình thường.
Thoát vị bẹn thường gây ra cảm giác nặng nề ở vùng bụng hoặc bìu và có thể đi kèm với hiện tượng tinh hoàn bên cao bên thấp.
1.3. Xoắn tinh hoàn
Khi tinh hoàn xoay tròn khiến cho dây chằng và mạch máu cấp máu cho tinh hoàn bị xoắn được gọi là xoắn tinh hoàn. Kết quả của tình trạng này chính là tinh hoàn bị giảm hoặc tắc lưu thông máu, đau nhức dữ dội và làm cho một bên tinh hoàn có thể bị cao hơn hoặc thấp hơn so với bên còn lại.
1.4. Viêm mào tinh hoàn
Nam giới bị viêm mào tinh hoàn có thể khiến tinh hoàn bị sưng và lệch vị trí nên tinh hoàn một bên cao, một bên thấp. Viêm mào tinh hoàn thường kèm theo các triệu chứng như đau nhức vùng bìu, sốt và khó tiểu.
1.5. Tụ dịch màng tinh hoàn
Tụ dịch màng tinh hoàn là hiện tượng tích tụ dịch ở màng bao quanh tinh hoàn. Chính sự tích tụ dịch ấy dẫn đến sự thay đổi về vị trí và kích thước của tinh hoàn, một bên tinh hoàn bị sưng và nặng còn bên kia lại bị kéo lên cao hơn.
Tụ dịch màng tinh hoàn khiến cho tinh hoàn một bên cao một bên thấp
1.6. Ung thư tinh hoàn
Mặc dù ung thư tinh hoàn là bệnh lý ít gặp, nhưng vẫn có thể khiến tinh hoàn bị thay đổi vị trí. Khối u ở tinh hoàn có thể làm cho một bên tinh hoàn trở nên to và lệch lên trên.
Ngoài sự thay đổi vị trí, ung thư tinh hoàn còn có thể gây ra các triệu chứng khác như đau, cảm giác nặng nề ở vùng bìu hoặc sờ thấy khối u cứng ở tinh hoàn.
1.7. Giãn mạch thừng tinh
Khi các mạch máu trong thừng tinh bị giãn nở, khiến máu không thể lưu thông tốt gây ứ đọng máu sẽ dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh. Do mạch máu bị giãn ra nên tinh hoàn có thể bị kéo xuống dưới hoặc lệch về một bên.
2. Tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không, có nguy cơ gây vô sinh không?
Tinh hoàn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất tinh trùng và hormone giới tính, vì vậy, mọi sự thay đổi bất thường ở bộ phận này đều tác động đến sức khỏe sinh sản. Nam giới băn khoăn tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không cũng xuất phát từ lo lắng chức năng sinh sản bị ảnh hưởng.
Tinh hoàn bên cao bên thấp có khả năng tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản khi:
2.1. Đối với trường hợp giãn mạch thừng tinh
Bệnh giãn mạch thừng tinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trên nhiều phương diện:
- Giảm chất lượng tinh trùng
Tăng nhiệt độ ở tinh hoàn do giãn tĩnh mạch làm giảm sản xuất tinh trùng. Tinh trùng có thể bị giảm chất lượng hoặc ít hơn, gây khó khăn cho việc thụ thai.
- Tinh trùng di chuyển kém
Giãn tĩnh mạch thừng tinh còn khiến tinh trùng yếu, mất khả năng di chuyển nên khó có thể gặp trứng và thụ tinh.
2.2. Đối với trường hợp xoắn tinh hoàn
Tinh hoàn bị xoắn là một tình trạng cấp cứu y tế do lượng oxy và dưỡng chất đến tinh hoàn suy giảm nghiêm trọng, gây tổn thương mô tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị xoắn không được điều trị kịp thời, có thể gây hư hại hoàn toàn tinh hoàn và vô sinh do tinh trùng không còn được sản xuất nữa.
Bác sĩ kiểm tra, đánh giá và giải thích để nam giới biết tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không
3. Khi nào nam giới bị tinh hoàn bên cao bên thấp cần can thiệp y khoa?
Nam giới bị tinh hoàn bên cao bên thấp nếu không kèm đau đớn và triệu chứng thì có thể theo dõi tại nhà như sau:
- Sờ nắn để kiểm tra xem có khối u ở tinh hoàn, có hiện tượng sưng hay đau tinh hoàn không.
- Đánh giá xem tinh hoàn lệch bên có đi kèm triệu chứng nào khác thường không.
Nếu quá trình theo dõi tại nhà phát hiện các dấu hiệu sau thì nam giới cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay:
- Đau hoặc sưng tinh hoàn: Có thể do viêm nhiễm, giãn mạch thừng tinh hoặc xoắn tinh hoàn.
- Cảm thấy nặng ở một bên tinh hoàn hoặc khó chịu khi di chuyển: Có thể do sa tinh hoàn hoặc giãn mạch thừng tinh.
Các phương pháp chẩn đoán cần thiết để xác định nguyên nhân tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không thường gồm:
- Siêu âm tinh hoàn.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư.
Để tránh bị hoang mang tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không, ngoài việc đi khám khi có dấu hiệu bất thường, nam giới nên thăm khám nam khoa hàng năm để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, bảo vệ chức năng sinh sản lâu dài.
Để đặt lịch khám Nam khoa cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!