Tin tức
Sa tinh hoàn và giải pháp cho “cánh mày râu”
- 22/09/2024 | Mạch máu nổi ở tinh hoàn và những điều nam giới cần biết
- 24/09/2024 | Tại sao không được chủ quan khi đau 1 bên tinh hoàn?
- 08/11/2024 | Tinh hoàn bên cao bên thấp có bị làm sao không và biện pháp khắc phục
- 12/11/2024 | Tinh hoàn chảy xệ ở trẻ em nguyên nhân do đâu?
- 20/11/2024 | Tìm hiểu về các cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh
1. Biểu hiện sa tinh hoàn
2 tinh hoàn của nam giới liên kết với nhau và được bao bọc bởi lớp bìu. Đây là cơ quan rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Nhiệm vụ của tinh hoàn là điều tiết Testosterone và sản xuất tinh trùng. Tinh hoàn của nam giới trưởng thành có kích thước trung bình là từ 4 - 4.5cm. Ở trạng thái tự nhiên, 2 tinh hoàn này sẽ ngắn hơn dương vật khi không cương cứng.
Khi bị sa tinh hoàn, nam giới có biểu hiện như sau:
- Kích thước bìu treo tinh hoàn dài hơn dương vật.
- Khi ngồi, lớp da bìu bọc tinh hoàn sẽ không thể co lại như bình thường. Lớp bìu giãn khiến tinh hoàn chảy xệ.
Sa tinh hoàn khiến nam giới đau tức phần dưới
- Một trong hai bên tinh hoàn to lên bất thường.
- Khó chịu ở vùng bụng dưới.
- Bìu ngày càng to lên.
2. Nguyên nhân sa tinh hoàn
Sa tinh hoàn không chỉ do mặc quần lót không phù hợp, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như nhiều người vẫn nghĩ mà bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn:
- Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn khiến tinh hoàn bị sưng tấy, làm cho tinh hoàn to hơn bình thường, làm giãn bìu gây ra tình trạng chảy xệ. Bệnh này cần điều trị sớm, để lâu sẽ gây viêm tuyến tiền liệt, viêm thận,...
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu không lưu thông thuận lợi và cuối cùng dẫn tới tình trạng tinh hoàn sưng to và chảy xệ.
- Do da bìu rộng hơn túi tinh khiến cho cả 2 bên tinh hoàn không thể được ôm sát và dẫn tới sa tinh hoàn một bên hoặc cả hai bên.
- Do nhiệt độ cao (thời tiết hoặc nam giới vận động mạnh), lớp da bìu bị giãn ra quá mức.
- Do kích thước tinh hoàn quá lớn khiến cho bìu không thể co lại.
- Do tràn dịch ở tinh mạc, túi tinh bị xà xuống.
- Ung thư ở tinh hoàn: Căn bệnh này có thể tạo ra các hạch ở tinh hoàn và làm cho kích thước tinh hoàn dần lớn lên, gây chảy xệ.
- Bệnh lý thoát bị ở bẹn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây sa tinh hoàn và cảm giác đau tức vùng bìu khi nam giới hoạt động di chuyển.
3. Bị sa tinh hoàn có sao không?
Như đã nêu trên, tinh hoàn là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Tất cả những vấn đề về tinh hoàn đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và đặc biệt đời sống chăn gối cũng như khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể, tình trạng sa tinh hoàn sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như sau:
- Số lượng tinh trùng được tinh hoàn sản sinh ra sẽ ít đi. Chất lượng của nó cũng giảm đáng kể, nguy cơ tinh trùng bị dị tật là rất cao. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới và có thể nói rằng, bệnh nhân bị sa tinh hoàn dễ mắc vô sinh nam.
- Tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt.
- Chức năng của tinh hoàn là sản sinh ra hormone sinh dục nam và tình trạng sa tinh hoàn có thể gây thiếu hụt loại hormone quan trọng này, điều đó có nghĩa là khả năng sinh lý của người bệnh cũng giảm sút và ảnh hưởng đến đời sống chăn gối, hạnh phúc vợ chồng.
Sa tinh hoàn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
Tuy nhiên, khi bị sa tinh hoàn, nam giới cũng không nên bi quan quá mức vì bệnh này có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Lời khuyên từ chuyên gia như sau:
- Nam giới nên thường xuyên quan sát tình trạng của bộ phận sinh dục, bao gồm tinh hoàn.
- Nếu có triệu chứng bất thường như tinh hoàn sưng, xệ và đau nhức phần dưới thì không nên e ngại mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.
4. Giải pháp điều trị sa tinh hoàn
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị bệnh cụ thể cho bệnh nhân:
- Đối với các trường hợp bị sa tinh hoàn do viêm, hướng điều trị là thuốc kháng sinh , chống viêm để người bệnh sớm cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, không tự ý mua và dùng thuốc. Nếu dùng sai cách, bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
- Nếu tinh hoàn bị chảy xệ là do giãn tĩnh mạch thừng tinh thì phương pháp điều trị bệnh phổ biến là can thiệp phẫu thuật nhằm cố định lại các dây tĩnh mạch thừng tinh, đảm bảo cho quá trình lưu thông máu được diễn ra nhịp nhàng.
- Bệnh nhân bị sa tinh hoàn do thoát vị ở bẹn: Cần phẫu thuật để đưa tinh hoàn về đúng vị trí.
- Nếu sa tinh hoàn là do ung thư thì tùy vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Nam giới nên đi khám sớm nếu nghi ngờ tinh hoàn bị chảy xệ
Để phòng ngừa bệnh sa tinh hoàn, “cánh mày râu” hãy lưu ý một số vấn đề sau:
+ Tập thể dục thường xuyên, cường độ vừa phải.
+ Loại bỏ thói quen hút thuốc.
+ Không nên uống bia rượu.
+ Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm nhiều vitamin và omega 3.
+ Uống nhiều nước mỗi ngày.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về sa tinh hoàn và đặc biệt là giải pháp điều trị bệnh. Điều quan trọng là nam giới hãy đi khám bệnh sớm ngay khi có những biểu hiện bất thường ở tinh hoàn. Việc trì hoãn có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn và tăng nguy cơ vô sinh.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám với bác sĩ, chuyên gia Nam khoa, mời quý khách hàng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!