Tin tức

Tình trạng khó thở về đêm: Nguyên nhân và cách giải quyết

Ngày 27/07/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khó thở về đêm là một triệu chứng xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi người bệnh đi ngủ. Tình trạng này xuất hiện khiến cho cho người bệnh thức giấc và cảm thấy vô cùng khó chịu với những dấu hiệu đi kèm. Một vài thông tin mà bài viết tổng hợp sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về triệu chứng này.

1. Đôi nét về triệu chứng khó thở về đêm

Đây là một dạng khó thở đột ngột diễn ra vào ban đêm, chỉ sau vài giờ đi ngủ. Tại bất cứ thời điểm nào trong đêm, khi xuất hiện triệu chứng khó thở thì người bệnh đều sẽ thức dậy và có những lần thở hổn hển vô cùng khó chịu. Tình trạng này sẽ giảm dần khi người bệnh ngồi dậy và cho chân đặt xuống đất.

Khó thở về đêm là gì?

Khó thở về đêm là gì?

Những đối tượng có khả năng cao mắc phải triệu chứng này thường được các bác sĩ khuyến cáo nên ngủ với tư thế ngẩng cao đầu. Đây là một tư thế ngủ tạo điều kiện tốt nhất để cho chức năng của đường thở được hoạt động tốt nhất. Hầu hết, các nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở về đêm thường là do chứng suy tim sưng huyết hình thành.

2. Những nguyên nhân khiến bệnh nhân khó thở về đêm

Khó thở về đêm là một triệu chứng có liên quan đến những bệnh lý về đường hô hấp. Đây cũng là một dạng khó thở được phân loại dựa trên các bệnh lý về tim là chủ yếu. Cụ thể, một số nguyên nhân có thể khiến cho người bệnh bị khó thở mỗi khi đêm về như:

2.1. Bị suy tim

Chứng suy tim còn được gọi bằng một tên khác là suy tim sưng huyết. Đây là một căn bệnh mà tim không thể bơm đủ được một lượng máu cần thiết đi nuôi cơ thể. Chính điều này sẽ dẫn đến quá trình tích tụ các chất lỏng ở trong phổi (hay còn gọi là phù phổi). Sự tích tụ này sẽ gây nên những tình trạng như khó thở, nhất là khi nằm hoặc trong quá trình hoạt động thể chất nặng.

Một số những tình trạng bệnh tim có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở mỗi khi đi ngủ gồm có:

  • Bị suy tim mất bù cấp tính: Chúng xuất hiện một cách đột ngột những triệu chứng của bệnh suy tim.

  • Bị thiếu máu cục bộ cơ tim: Các tế bào tim sẽ bị hoạt tử và mất dần chứng năng co bóp. Từ đó, lưu lượng máu đi đến tim cũng sẽ bị giảm dần.

Suy tim là nguyên nhân nghiêm trọng khiến người bệnh bị khó thở khi đêm về

Suy tim là nguyên nhân nghiêm trọng khiến người bệnh bị khó thở khi đêm về

2.2. Liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp

Chứng khó thở mỗi khi đêm về thường không phải là dấu hiệu của các bệnh lý về phổi. Tuy nhiên, cũng có một số tính trạng về đường hô hấp khiến triệu chứng khó thở về đêm xuất hiện. Cụ thể:

  • Hen suyễn: Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị khó thở về đêm có liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất. Đặc điểm nhận biết chính là những cơn khó thở xuất hiện vào thời điểm trời gần sáng. Đi kèm với đó là các tiếng thở khò khè và ho có đờm.

  • Phổi bị tắc nghẽn mạn tính.

  • Người bị viêm phổi.

  • Chứng ngưng thở khi đang ngủ.

  • Bị thuyên tắc động mạch phổi.

  • Bị rối loạn các chức năng của cơ hô hấp.

  • Người bị bệnh phổi hạn chế.

2.3. Một số bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính phổ biến ở trên, chứng khó thở đêm khuya của người bệnh còn có thể là do một số bệnh lý khác. Chúng cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng này xuất hiện, gồm có:

  • Bị chứng trào ngược dạ dày.

  • Những người bị huyết áp cao.

  • Bệnh nhân suy thận.

  • Người thường xuyên lo lắng hoặc bị hoảng sợ.

  • Những người có quá trình tăng sản xuất carbon dioxide.

Chứng khó thở còn xuất hiện vì một số lý do khác

Chứng khó thở còn xuất hiện vì một số lý do khác

3. Những triệu chứng nhận biết

Những dấu hiệu nhận biết vấn đề khó thở về đêm ở người bệnh tương đối đơn giản. Chúng phổ biến với một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Người bệnh đột ngột tỉnh giấc khi đang ngủ say.

  • Xuất hiện những cơn ho có đờm và các tiếng khò khè khi thở.

  • Có tình trạng đánh trống ngực.

  • Cần thêm nhiều không khí để thở.

  • Thường xuyên lo lắng khi đang ngủ.

  • Mất ngủ và khó ngủ hơn bình thường.

Bác sĩ khi thăm khám có thể thông qua việc quan sát nhịp thở của bệnh nhân để xác định được tình trạng này. Cụ thể, với một số đặc điểm lâm sàng như sau:

  • Nhịp thở gia tăng một cách nhanh chóng.

  • Các cơ hô hấp chính hoạt động nhiều hơn đồng thời các cơ hô hấp phụ cũng phải tham gia vào quá trình này.

  • Khi thở cần cố gắng dùng nhiều sức hơn.

  • Nồng độ oxy có ở trong máu mao mạch bị giảm đi.

Ngoài việc chẩn đoán thông qua các triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xem qua tiền sử của người bệnh và thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết:

Chẩn đoán triệu chứng bằng những phương pháp nào?

Chẩn đoán triệu chứng bằng những phương pháp nào?

  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích kiểm tra được các dấu ấn sinh học, công thức máu toàn bộ và cả chức năng của gan, thận.

  • Tiến hành đo điện tâm đồ.

  • Chụp ảnh phóng xạ: X-quang vùng ngực, tiến hành chụp cắt lớp đối với lồng ngực và chụp cộng hưởng từ.

  • Siêu âm tim để chẩn đoán bệnh.

4. Những phương pháp điều trị chứng khó thở về đêm

Quá trình và phương pháp để điều trị khó thở về đêm sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh. Đồng thời, thông qua những triệu chứng đi kèm mà các bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp.

4.1. Bệnh suy tim

Để giải quyết được vấn đề suy tim thì đầu tiên cần phải làm giảm được sự tích tụ của các chất lỏng lên tim. Các bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu để loại bỏ nước cùng với muối dư thừa ở trong cơ thể. Từ đó, lượng chất lỏng ở trong hệ tuần hoàn cũng được giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, thuốc lợi tiểu còn có khả năng điều hòa huyết áp đối với những người bị huyết áp cao, làm nhịp tim giảm xuống.

Các loại thuốc uống cụ thể sẽ được bác sĩ kê đơn sau khi tiến hành thăm khám để đảm bảo hiệu quả chữa trị được tốt nhất. Một số trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.

Các biện pháp chữa trị đều cần có ý kiến của bác sĩ

Các biện pháp chữa trị đều cần có ý kiến của bác sĩ

4.2. Bệnh về đường hô hấp

Nếu đây là nguyên nhân của tình trạng bị khó thở về đêm thì việc điều trị các chứng bệnh này cũng sẽ cải thiện được vấn đề. Các loại thuốc kiểm soát tình trạng hen suyễn hoặc thuốc giãn phế quản sẽ có công dụng để ngăn ngừa triệu chứng bị khó thở về đêm. Ngoài ra, một số tình trạng ngưng thở khi đang ngủ cũng có thể sử dụng máy thở áp lực dương, bổ sung thêm oxy để cải thiện quá trình hô hấp.

4.3. Giảm sự căng thẳng

Những phương pháp được áp dụng để làm giảm căng thẳng đồng thời làm tăng chất lượng giấc ngủ vô cùng hiệu quả đối với triệu chứng này. Người bệnh cần hạn chế cà phê, rượu và các loại đồ uống kích thích khác trước khi đi ngủ. Đồng thời, mọi người cũng phải tuân theo một thời gian biểu ngủ đều đặn và hợp lý để nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Những vấn đề khác như bị trào ngược dạ dày sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh sử dụng thuốc kháng axit. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp thêm một chế độ ăn uống khoa học để đạt hiệu quả tốt hơn.

Hạn chế căng thẳng và cải thiện giấc ngủ của mình

Hạn chế căng thẳng và cải thiện giấc ngủ của mình

Nhìn chung, suy tim vẫn là nguyên nhân nghiêm trọng nhất dẫn đến tình trạng bị khó thở vào ban đêm của nhiều người. Một số trường hợp khác là do bị hen suyễn, trào ngược axit hoặc bị ngưng thở khi ngủ thì sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng khi người bệnh được điều trị kịp thời. Vậy nên, nếu bạn đang gặp phải chứng khó thở vào thời gian ban đêm thì nên đến bệnh viện để được khám và khắc phục kịp thời.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về chứng khó thở về đêm mà nhiều người đang gặp phải. Nếu Quý khách đang mắc phải triệu chứng này thì hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị hoặc liên hệ thông qua số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn với những thông tin cụ thể nhất cho từng trường hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.