Tin tức
Tổng hợp cách chữa viêm amidan ở trẻ không dùng kháng sinh
- 01/04/2024 | Hình ảnh viêm amidan đáy lưỡi: một số thông tin bạn không nên chủ quan
- 01/12/2023 | Amidan bình thường và viêm amidan - Nhận biết như thế nào?
- 01/05/2024 | Viêm amidan: mọi vấn đề cơ bản để nhận diện và điều trị bệnh
1. Tổng quan về viêm amidan ở trẻ?
Amidan là các tổ chức lympho nằm ở phần sau của họng, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh. Mặc dù được coi là “hàng rào miễn dịch” nhưng do có cấu tạo đặc biệt với nhiều khe rãnh lại nằm ở vị trí giao nhau giữa đường thở và đường ăn uống do vậy amidan thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều virus, vi khuẩn nên rất dễ gây viêm nhiễm.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch yếu khiến cho khả năng chống lại virus, vi khuẩn còn kém. Bên cạnh đó, còn do một số các yếu tố khác như tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thói quen vệ sinh, tuyến amidan chưa phát triển đầy đủ, dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp… cũng khiến trẻ dễ bị viêm amidan.
Tình trạng viêm amidan ở trẻ có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như sau:
- Đau họng: Trẻ thường cảm thấy đau và khó chịu ở vùng họng;
- Sốt: Trẻ có thể sốt cao, thường từ 38 độ C trở lên kèm theo cảm giác lạnh và ớn lạnh;
- Sưng amidan: Amidan có thể sưng to và đỏ. Trong trường hợp nặng, amidan có thể có mủ hoặc chất nhầy trên bề mặt;
- Khó nuốt: Đau và sưng ở amidan có thể khiến trẻ ăn uống kém hơn bình thường;
- Hơi thở hôi: Viêm amidan có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi do sự tích tụ của vi khuẩn hoặc mủ;
- Mệt mỏi và quấy khóc: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và quấy khóc nhiều hơn bình thường do sự khó chịu và cơn đau do viêm amidan gây ra.
Tình trạng viêm amidan khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc
2. Chữa viêm amidan ở trẻ không dùng kháng sinh như thế nào?
Viêm amidan ở trẻ thường do virus gây ra và không cần dùng kháng sinh. Dưới đây là một số các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà có thể làm các giảm triệu chứng và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn:
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và giúp giảm viêm rất tốt;
- Sử dụng thuốc xịt họng hoặc viên ngậm với thành phần từ thảo dược: Các dược phẩm như keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu cam, cúc La Mã... có tác dụng làm dịu cơn ho, giảm viêm, mùi vị ngọt nhẹ dễ dàng sử dụng cho trẻ;
- Dùng nghệ làm giảm viêm amidan: Nghệ là một thực phẩm được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Pha bột nghệ trong nước ấm, cho trẻ súc miệng vài lần trong ngày hoặc pha bột nghệ vào ly sữa ấm cho trẻ uống trước khi đi ngủ;
Cho trẻ súc miệng bằng nước nghệ hoặc pha tinh bột nghệ cùng sữa ấm giúp làm giảm viêm hiệu quả
Các phương pháp điều trị như trên cần được kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý giúp làm tăng hiệu quả:
- Uống nhiều nước: Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để giữ cho cơ thể không bị mất nước và giúp làm dịu cổ họng;
- Chú ý dinh dưỡng: Cho trẻ ăn uống đủ chất tăng cường bổ sung vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng;
- Dưỡng ẩm không khí: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng giúp cân bằng độ ẩm làm dịu cổ họng và giảm cảm giác khô rát;
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để giúp hệ thống miễn dịch chống lại viêm nhiễm.
Các phương pháp trên khá đơn giản và dễ thực hiện, cha mẹ hãy áp dụng ngay để điều trị tình trạng viêm amidan ở trẻ. Nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau họng tăng, đau dữ dội khi nuốt;
- Trẻ sốt cao, đáp ứng chậm với thuốc hạ sốt;
- Trẻ buồn nôn, nôn mửa, ăn uống kém.
3. Hướng phòng ngừa hiệu quả tình trạng viêm amidan ở trẻ
Như đã thông tin ở trên, viêm amidan ở trẻ là tình trạng phổ biến mà trẻ rất dễ mắc phải, do đó việc lưu ý các biện pháp phòng ngừa là điều các bậc phụ huynh cần quan tâm, cụ thể:
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch kết hợp xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày;
- Giữ ấm cho trẻ: Thời tiết thay đổi đột ngột, nếu trẻ không được giữ ấm tốt thì cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là vùng cổ rất dễ bị sưng dẫn tới viêm amidan. Vì vậy, cần đảm bảo giữ ấm cho trẻ, nhất là vào mùa đông;
Việc giữ ấm cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa viêm amidan
- Tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin nhất là vắc xin phòng cúm và phế cầu;
- Vệ sinh môi trường: Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các khu vực có khói bụi và ô nhiễm hoặc có mùi hương quá nồng;
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý: Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C, đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng;
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ tiếp xúc gần hoặc sử dụng chung các đồ vật các nhân với người bị viêm amidan. Nếu trong gia đình có người bị bệnh, cần cách ly và vệ sinh kỹ lưỡng để tránh lây nhiễm.
Trên đây là những lưu ý quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng viêm amidan ở trẻ, hy vọng sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con yêu. Cha mẹ cần lưu ý, trong quá trình điều trị tại nhà nếu nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Chủ động đưa trẻ đi thăm khám nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ
Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được cha mẹ tin tưởng lựa chọn trong thăm khám và điều trị tình trạng viêm amidan ở trẻ cũng như các bệnh lý tai mũi họng có liên quan. Mọi thông tin cần tư vấn hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ, cha mẹ vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!