Tin tức

Tổng hợp những thông tin cần biết về xét nghiệm INR 

Ngày 06/02/2020
BS. Lưu Thị Hà An, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xét nghiệm INR là một trong những xét nghiệm được ứng dụng nhằm đánh giá và chẩn đoán các vấn đề về máu. Tuy nhiên, ít người thực sự hiểu và nắm được những thông tin cơ bản cũng như ý nghĩa của xét nghiệm này. Hôm nay, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xét nghiệm INR được hiểu như thế nào?

INR là tên viết tắt của International Normalized Ratio, biểu thị thời gian đông máu ngoại sinh được chuẩn hóa quốc tế của người được làm xét nghiệm, bất kể xét nghiệm được tiến hành theo quy chuẩn nào. Như vậy, Xét nghiệm INR được hiểu đơn giản là xét nghiệm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh, giúp theo dõi các nguy cơ chảy máu hay huyết khối khi bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông.

Thông thường, chỉ số INR sẽ được tiến hành tính toán và trả kết quả đồng thời với hai chỉ số khác là thời gian PT (tính theo giây) và PT% (tỉ lệ phần trăm phức hệ prothrombin). Riêng với người có sử dụng thuốc chống đông máu sẽ được bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện xét nghiệm thời gian prothrombin bao gồm cả chỉ số xét nghiệm INR định kỳ nhằm kiểm tra, đánh giá, theo dõi chức năng đông máu của người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc giúp chỉnh liều phù hợp, đảm bảo sức khỏe người bệnh.

Xét nghiệm chỉ số INR được dùng với mục đích đánh giá và kiểm tra chức năng đông máu con đường ngoại sinh

Xét nghiệm chỉ số INR được dùng với mục đích đánh giá và kiểm tra chức năng đông máu con đường ngoại sinh

2. Bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm lúc nào?

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm INR trong các trường hợp sau đây:

  • Người bệnh cần thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật nha khoa. Trong đó, đảm bảo chức năng đông máu đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của ca phẫu thuật. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, nếu chỉ số INR ngoài ngưỡng bình thường tùy từng mức độ, bác sĩ có thể sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp hỗ trợ và điều trị trước khi tiến hành phẫu thuật.

  • Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý liên quan đến quá trình đông máu. 

  • Bệnh nhân thay van tim cần phải thực hiện xét nghiệm INR để kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe liên quan đến quá trình chảy máu và đông máu.

  • Các bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông phải tiến hành xét nghiệm kiểm tra chỉ số INR để điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp.

  • Bệnh nhân có các khối u gây nguy cơ cao hình thành huyết khối phải sử dụng thuốc chống đông cũng cần theo dõi chỉ số INR qua xét nghiệm.

Xét nghiệm INR được chỉ định với bệnh nhân chuẩn bị thực hiện phẫu thuật quan trọng

3. Đánh giá kết quả xét nghiệm INR

Chỉ số xét nghiệm INR được đánh giá như sau:

  • Đối với người bình thường, chỉ số INR nằm trong ngưỡng giá trị từ 0.8 - 1.2.

  • Chỉ số INR nhỏ hơn 0.8 cho thấy người bệnh có nguy cơ tăng huyết khối, lớn hơn 1.2 là tăng nguy cơ chảy máu.

  • Với người bệnh có sử dụng thuốc chống đông, chỉ số INR nhỏ hơn 2 tức là liều lượng thuốc là chưa đủ, INR lớn hơn 3 chứng tỏ tác dụng của thuốc là quá lớn.

  • Trong một vài trường hợp khác, chỉ số INR có thể lên đến 4,5 hoặc lớn hơn 5, thường là bệnh nhân mắc phải các bệnh lý van tim, tắc hệ thống tái phát, hội chứng kháng phospholipid,… Lúc này, người bệnh có nguy cơ chảy máu cao và có tình trạng máu khó đông.

4. Nhịp kiểm tra xét nghiệm INR khi người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu

Với bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông, nhịp kiểm tra của xét nghiệm nên được thực hiện như sau:

  • Lần 1: Sau sử dụng thuốc từ 36 - 60 giờ, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm. Nếu chỉ số INR lớn hơn 2 thì giảm liều lượng thuốc.

  • Lần 2: Sau từ 3 - 6 ngày tính từ lần kiểm tra đầu tiên, tiến hành kiểm tra lần 2 để xác định tác dụng của thuốc hoặc khi cần thay đổi liều lượng thuốc đang sử dụng trước đó.

  • Các lần kiểm tra tiếp theo: được thực hiện sau khoảng 2 - 4 ngày đến khi chỉ số INR đạt mức ổn định và theo đúng yêu cầu. Sau đó, nên thực hiện xét nghiệm tối đa 1 lần/tháng để đảm bảo chỉ số INR đạt được là cân bằng.

Căn cứ vào chỉ số INR thu được mà bác sĩ sẽ đưa ra những nhịp kiểm tra tương ứng

Căn cứ vào chỉ số INR thu được mà bác sĩ sẽ đưa ra những nhịp kiểm tra tương ứng

5. Những yếu tố tác động làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng một vài yếu tố. Do đó, trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm.

  • Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh có khả năng làm tăng chỉ số INR.

  • Thuốc an thần, tránh thai, vitamin K hoặc các loại hormone là yếu tố làm giảm kết quả của chỉ số INR so với bình thường.

  • Bệnh nhân có sử dụng các loại thực phẩm như gan lợn, bông cải, đậu tương, thịt bò,… trước khi xét nghiệm cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Bệnh nhân có sử dụng các loại thuốc chống đông máu trước đó cũng khiến chỉ số kết quả thay đổi và có thể vượt ngưỡng bình thường.

  • Các nguyên nhân khác như thực hiện chế độ hoạt động thể lực quá sức, bị tiêu chảy kéo dài cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số INR.

  • Kỹ thuật lấy mẫu máu xét nghiệm không đúng quy trình và tiêu chuẩn xét nghiệm cũng có khả năng làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc chống đông trước đó có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc chống đông trước đó có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm INR là một phương pháp giúp đánh giá con đường đông máu ngoại sinh của người bệnh. Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa cực kì quan trọng với bệnh nhân trước khi thực hiện các ca phẫu thuật lớn hay các bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu. Do đó, để đảm bảo kết quả xét nghiệm là chính xác nhất, người bệnh chỉ nên thực hiện xét nghiệm tại các trung tâm y tế uy tín và đảm bảo chất lượng.

Nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện xét nghiệm này thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cái tên không nên bỏ qua. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sự quy tụ của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị y học hiện đại là những yếu tố đảm bảo quá trình xét nghiệm INR được diễn ra tối ưu và hiệu quả nhất. Đồng thời, MEDLATEC còn thực hiện bảo lãnh viện phí với người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm tại 33 công ty lớn như: Công ty dịch vụ Nam Á (SAS), Bảo hiểm Vietinbank (VBI), Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Bảo Việt,…

Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo đường dây nóng 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.