Tin tức
Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không? Cách phòng ngừa tăng huyết áp
- 14/11/2024 | Trào ngược dạ dày uống nước dừa được không? Lợi ích và những lưu ý cần biết
- 16/11/2024 | Hoa đu đủ đực chữa trào ngược dạ dày: Mách bạn cách chế biến phát huy tối đa công dụng
- 16/11/2024 | Trào ngược dạ dày có ăn được thịt gà không? Câu trả lời được bác sĩ tư vấn chi tiết, bạn nhớ...
- 21/11/2024 | Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ Nexium: Những thông tin nên biết để sử dụng hiệu quả
- 26/11/2024 | Trào ngược dạ dày gây ho có đờm - Bệnh lý không nên chủ quan vì nguy hiểm
1. Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp được xem là tăng khi chỉ số huyết áp bằng hoặc vượt 140/90mmHg. Nếu chỉ số huyết áp dao động từ 120-139/80-89 mmHg, có thể xem là dấu hiệu cảnh báo tiền tăng huyết áp. Ở người bình thường, chỉ số huyết áp thường khoảng 120/80mmHg.
Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp bằng hoặc vượt 140/90mmHg
2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Trong phần lớn trường hợp, tình trạng tăng huyết áp đều không tìm được nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn. Phần còn lại trong số những người bị tăng huyết áp là xác định được căn nguyên.
Trong đó, bệnh nhân tăng huyết áp vô căn hay không rõ nguyên nhân chiếm đến khoảng 90%. Tính di truyền, thói quen ăn mặn, lạm dụng thuốc lá, sử dụng rượu bia thường xuyên, cân nặng tăng cao, lười vận động thể chất, căng thẳng quá độ,... có thể là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp vô căn.
Còn tăng huyết áp thứ phát là khi đã xác định được nguyên nhân, tỷ lệ người mắc thường thấp hơn tăng huyết áp vô căn. Những nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp ở đối tượng này là:
- Ảnh hưởng của bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận, thận hư,...
- Bệnh lý tại thượng thận gây mất cân bằng trong điều hòa lượng muối, nước cũng như huyết áp.
- Bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như suy giáp, cường giáp.
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc ngừa thai, thuốc Corticoides, áp dụng liệu pháp hormone thay thế,...
- Ảnh hưởng của hội chứng ngưng thở trong khi ngủ,…
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp
3. Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không?
Để chứng minh trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp hay mối liên hệ giữa chứng trào ngược dạ dày và tình trạng tăng huyết áp, một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên 86 bệnh nhân bị tăng huyết áp vô căn, theo thông tin trên National Library of Medicine. Đồng thời, những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ được điều trị bằng Omeprazole trong vòng 14 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu, có đến 38 bệnh nhân tăng huyết áp bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản GERD. Ngoài ra, trong số 38 bệnh nhân này, các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một vài chỉ số cho thấy sự liên quan giữa tăng huyết áp và các cơn trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp hay không vẫn là vấn đề cần nghiên cứu thêm
Tuy rằng chưa thể khẳng định chính xác trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp không nhưng theo nghiên cứu trên thì tăng huyết áp ít nhiều có liên hệ với chứng trào ngược dạ dày.
4. Cách phòng ngừa tăng huyết áp
4.1. Không để cân nặng tăng quá mức
Tình trạng tăng cân quá mức có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng. Trong đó, tỷ lệ cao huyết áp ở nữ giới sau độ tuổi mãn kinh do béo phì thường có xu hướng tăng.
Vì vậy để phần nào phòng ngừa tăng huyết áp, bạn cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không để cơ thể tăng cân quá mức. Khi cân nặng giảm, huyết áp cũng có xu hướng giảm theo.
Bạn cần kiểm soát cân nặng cơ thể, không để tình trạng tăng cân quá mức xảy ra
4.2. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến sự tăng giảm của huyết áp. Cụ thể với một chế độ ăn uống khoa học, cân nặng cũng như huyết áp của bạn sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn.
Khi xây dựng chế độ ăn, nên ưu tiên một số nhóm thực phẩm sau đây:
- Rau củ quả.
- Ngũ cốc ở dạng thô, nguyên hạt.
- Thực phẩm thuộc họ đậu.
- Thực phẩm giàu chất xơ (chất xơ tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, giúp giảm huyết áp).
- Thực phẩm giàu chất béo Omega 3 như các loại cá béo.
- Sản phẩm chế biến từ sữa.
- Kết hợp dùng dầu thực vật thay vì chỉ dựa vào mỡ động vật,…
Đồng thời trong quá trình xây dựng chế độ ăn, bạn cần hạn chế bổ sung các loại thực phẩm như:
- Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu.
- Lòng đỏ trứng.
- Nội tạng động vật.
- Huyết động vật.
- Thực phẩm chế biến sẵn.
- Thực phẩm đã qua chiên rán chứa nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống chứa ga.
- Đồ uống gây kích thích như bia, rượu,...
Bạn nên tập luyện thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe. Bởi Natri trong muối có khả năng giữ nước, vô tình khiến tim phải chịu gánh nặng nhiều hơn. Lượng muối tiêu thụ trong ngày không nên vượt quá 5g.
4.3. Tập luyện thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cần kết hợp đồng thời cùng chế độ ăn uống khoa học. Việc duy trì các hoạt động thể chất phù hợp sẽ giúp kiểm soát cân nặng và huyết áp hiệu quả hơn.
Theo đó, để hạn chế tình trạng tăng huyết áp, bạn hãy tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút/ngày. Bạn nên lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể, thực hiện vừa sức.
4.4. Bỏ những thói quen xấu
Nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày được cho là có thể góp phần làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Vì thế, bạn nên cố gắng từ bỏ những thói quen như:
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá dễ bị tăng huyết áp hơn người bình thường. Do vậy, bạn cần hạn chế hoặc từ bỏ sử dụng thuốc lá theo mọi hình thức.
- Uống rượu: Lạm dụng đồ uống gây kích thích nhiều rượu có thể gia tăng nguy cơ thừa cân, khiến huyết áp tăng cao, thậm chí là gây ra tai biến mạch máu não.
- Căng thẳng thường xuyên: Tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, dễ khiến huyết áp tăng. Để hạn chế căng thẳng, bạn hãy làm việc vừa sức, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đúng giờ.
Hi vọng thông qua chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc trào ngược dạ dày có làm tăng huyết áp hay không. Mặc dù vẫn cần thời gian chứng minh nhưng một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa chứng trào ngược dạ dày và tình trạng tăng huyết áp. Nếu muốn chủ động phát hiện sớm bệnh lý, kiểm soát huyết áp kịp thời, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại những địa chỉ y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!