Tin tức

Trẻ bị béo phì: nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Ngày 25/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Béo phì ở trẻ em hiện đã trở thành mối lo của nhiều cha mẹ. Béo phì không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe, vận động của trẻ mà còn để lại nhiều hậu quả về tâm lý không thể xem thường. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ cùng các bậc cha mẹ tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục béo phì ở trẻ.

1. Tại sao trẻ bị béo phì?

1.1. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng không hợp lý trong một thời gian dài là nguyên nhân gây béo phì thường gặp nhất ở trẻ. Thực tế cho thấy, tỷ lệ trẻ em thích và sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo và đường, đồ uống có ga,... đang ngày càng tăng lên. Đây chính là thói quen ăn uống không tốt, khiến cơ thể của trẻ phải nạp nhiều calo nhưng không đủ dưỡng chất nên dễ bị béo phì.

Chế độ ăn không hợp lý trong thời gian dài là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ

Chế độ ăn không hợp lý trong thời gian dài là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ

1.2. Thiếu hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất là cách giúp trẻ tiêu hao calo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, không ít trẻ thích ngồi một chỗ để xem tivi, chơi điện tử, sử dụng điện thoại thông minh,... trong một thời gian dài. Thói quen này khiến trẻ không còn muốn tham gia hoạt động vận động thể chất nữa. 

Trẻ ngồi lâu một chỗ, ít vận động sẽ tiêu hao năng lượng ít, dễ ăn uống mất kiểm soát nên tăng hấp thụ. Đây chính là lý do gây nên tình trạng béo phì.

1.3. Di truyền

Tuy không phải là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhưng di truyền cũng góp phần vào nguyên nhân béo phì ở trẻ. Trẻ có thể bị béo phì nếu gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử béo phì.

1.4. Ảnh hưởng tâm lý

Tâm lý căng thẳng, lo lắng rất dễ khiến trẻ tìm đến việc ăn uống để giải tỏa tâm lý. Khi không kiểm soát được ăn uống, nguy cơ béo phì ở trẻ rất cao.

2. Béo phì ở trẻ em gây nên hậu quả gì?

2.1. Vấn đề về sức khỏe

2.1.1. Bệnh tim mạch

Trẻ béo phì bị tích tụ mỡ trong mạch máu. Đây chính là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và khiến trẻ đối mặt với các nguy cơ: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,... Tình trạng này kéo dài dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể theo trẻ trong suốt cuộc đời.

2.1.2. Tiểu đường type 2

Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2. Trẻ béo phì nên cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả và do đó, đường huyết tăng. Bệnh lý này không được điều trị hiệu quả có thể gây ra biến chứng tim, thận, hệ thần kinh,...

2.1.3. Vấn đề về hệ hô hấp

Trẻ béo phì dễ bị hen suyễn, ngưng thở khi ngủ,... Nguyên nhân của tình trạng này là cơ thể có quá nhiều mỡ thừa làm tăng áp lực lên phổi và đường hô hấp, khiến trẻ gặp khó khăn khi hít thở, nhất là khi tham gia hoạt động vận động.

Trẻ béo phì dễ gặp vấn đề về hô hấp do đường thở phải chịu áp lực từ lượng mỡ dư thừa

Trẻ béo phì dễ gặp vấn đề về hô hấp do đường thở phải chịu áp lực từ lượng mỡ dư thừa

2.1.4. Vấn đề về xương khớp

Trọng lượng dư thừa làm tăng áp lực lên xương và khớp. Theo thời gian sẽ khiến trẻ bị viêm khớp, đau lưng, biến dạng xương,... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của trẻ.

2.2. Vấn đề về tâm lý

Trẻ béo phì thường cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình, nhất là khi bị so sánh với bạn bè cùng trang lứa. Tự ti có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm và nhiều dạng rối loạn tâm thần khác.

Không những thế, chính sự tự ti do béo phì lại đẩy trẻ vào vòng ăn uống mất kiểm soát như một cách đối phó với cảm xúc tiêu cực. Kết quả là trẻ vừa khó khắc phục béo phì vừa phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe do ăn uống không lành mạnh gây ra.

2.3. Vấn đề về vận động

Trẻ béo phì gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể chất do trọng lượng cơ thể, nhanh mệt mỏi, ngại và khó vận động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn khiến trẻ bị hạn chế cơ hội tham gia vào các hoạt động vui chơi và thể thao cùng bạn bè.

Khi tham gia hoạt động thể chất, trẻ béo phì cũng có nguy cơ chấn thương cao hơn do sức nặng cơ thể lên xương khớp. Các loại chấn thương như: căng cơ, gãy xương, trật khớp,... càng dễ khiến trẻ e dè với hoạt động vận động.

3. Giải pháp khắc phục béo phì ở trẻ em

3.1. Can thiệp dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp trẻ kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp trẻ kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể

Trẻ bị béo phì cần được cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tăng cân và giảm cân an toàn. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả vì đây là nhóm thực phẩm ít đường, ít chất béo và giàu chất xơ. Trẻ bị béo phì không nên ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, đồ nhiều dầu mỡ,...

Cha mẹ cần chú ý để cho trẻ chú ý vào các bữa ăn chính trong ngày, hạn chế cho con ăn vặt. Trong bữa ăn, hãy ngồi ăn cùng trẻ và tạo không khí thoải mái, vui vẻ để trẻ quen dần thói quen ăn vặt.

3.2. Tăng hoạt động thể chất

Cha mẹ nên tìm cách kích thích trẻ tham gia các bộ môn thể thao yêu thích, câu lạc bộ thể thao,... Việc tập luyện đều đặn một cách vừa phải sẽ giúp trẻ tiêu hao calo, đào thải mỡ thừa, tăng độ dẻo dai, tăng sức bền,... để phòng ngừa bệnh lý, và giảm cân hiệu quả.

3.3. Hỗ trợ tâm lý

Trường hợp trẻ bị béo phì do yếu tố tâm lý thì cha mẹ nên trò chuyện, tìm cách gần gũi để chia sẻ cùng con. Nếu cần thiết, hãy đưa trẻ đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ vượt qua khó khăn, điều chỉnh lối sống.

Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ. Để giảm thiểu và ngăn ngừa những hậu quả này cần có sự quan tâm và hành động từ gia đình với những phương pháp khoa học. Giúp trẻ tránh được nguy cơ béo phì là cách cha mẹ giúp con mình có được nền tảng tốt cho sự ổn định sức khỏe trong tương lai. 

Cha mẹ có nhu cầu thăm khám dinh dưỡng hoặc xét nghiệm vi chất cho con có thể cho trẻ đến khám tại Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ đặt lịch xét nghiệm vi chất tại nhà cùng MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.