Tin tức

Trẻ bị hắc lào và cách điều trị cụ thể nhất

Ngày 11/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Hắc lào không phải là bệnh quá nguy hiểm đối với trẻ em, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ gây ra tình trạng lở loét, nhiễm trùng và thậm chí để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu về bệnh hắc lào ở trẻ em để xem xem trẻ bị hắc lào thì có nguy hiểm không và cha mẹ nên làm gì khi con bị hắc lào qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do hắc lào gây ra sẽ khiến các em bé quấy khóc và biếng ăn. Vì quá ngứa, trẻ em sẽ gãi rất nhiều với mục đích con ngứa sẽ giảm bớt nhưng ngược lại, gãi vào chỗ bị hắc lào lại khiến tình trạng da của em bé trở nên nặng hơn.

Hắc lào ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do nấm Dermatophytes gây nên. Bên cạnh đó, vì làn da còn nhạy cảm với môi trường xung quanh mà trẻ bị hắc lào bởi các yếu tố môi trường xung quanh. Ngoài ra, trẻ bị hắc lào còn do các nguyên nhân như:

Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

Nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào

  • Di truyền: Không chỉ từ bố mẹ, mà nếu trong gia đình từng có người bị hắc lào, thì khả năng em bé bị hắc lào là khá cao. 

  • Da nhạy cảm: các em bé có da nhạy cảm với môi trường hơn các bé đồng trang lứa cũng rất dễ bị hắc lào.

  • Lây nhiễm từ người xung quanh: Những người tiếp xúc với bé như bố mẹ, người giúp việc, ông bà, anh chị đều có thể là nguồn lây hắc lào cho bé.

  • Vệ sinh: Thời điểm này, việc vệ sinh không sạch sẽ cũng là một nguyên nhân có thể gây ra hắc lào ở trẻ em.

  • Nguồn lây từ động vật: Các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng có thể là nguồn lây. Khi bé còn nhỏ, tốt nhất bố mẹ nên để bé cách xa các vật nuôi này để phòng nhiều bệnh lây nhiễm.

  • Thời tiết: Thời tiết khắc nghiệt cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hắc lào, nứt nẻ da cho em bé.

Các triệu chứng chứng minh trẻ bị hắc lào thường biểu hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 14 sau khi bé tiếp xúc với các nguồn lây một cách gần gũi hoặc sau khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm hắc lào. Việc tiếp xúc qua các nơi như sàn hồ bơi, nhà tắm, nơi không có các đồ hỗ trợ ngăn tiếp xúc gần cũng là một mối lo ngại cho các phụ huynh có con nhỏ.

Tuy vậy, sau 48 giờ điều trị, bệnh hắc lào hoàn toàn bị vô hiệu hoá khả năng lây nhiễm, do đó các hoạt động của bé có thể diễn ra bình thường trở lại và không gây lo lắng cho những người xung quanh.

Khi đã xác định được nguyên nhân trẻ bị hắc lào, bố mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc bé cũng như cách điều trị triệt để.

2. Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em

Triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh hắc lào là các mảng vảy ở trên da em bé. Các mảng này thường có hình tròn hoặc dài với đường kính tầm 1cm. Và các mảng này có thể xuất hiện mọi chỗ trên cơ thể em bé.

Nếu trẻ bị hắc lào ở phần da đầu thì phần da đầu này là các mảng vảy hoặc là đốm hỏi, tóc không thể mọc được ở những chỗ như thế này. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán bệnh cho bé kĩ hơn để có phương án điều trị kịp thời tránh bệnh diễn biến nặng hơn thành vùng viêm, vùng bị sưng tấy và có thể xuất hiện mụn mủ, mụn bọc.

Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em 

Các triệu chứng của bệnh hắc lào ở trẻ em 

3. Phương pháp điều trị cho trẻ bị hắc lào

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu da hoặc lông tóc, sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc trường hợp đặc biệt hơn, sẽ được gửi đi các phòng thí nghiệm để tiến hành nuôi cấy.

Trên cơ thể của trẻ bị hắc lào, bố mẹ có thể sử dụng kem chống nấm để bôi cho bé. Các loại kem này không cần kê đơn nên mẹ có thể mua ở các nhà thuốc uy tín. Bố mẹ chỉ cần 2 lần một ngày vào các chỗ đang bị phát ban, mẩn đỏ sau đó rửa sạch tay lại với nước. Bệnh hắc lào có thể trị khỏi hẳn sau 3 đến 4 tuần kiên trì bôi kem, nhưng sau đó 1 tuần bố mẹ vẫn cần bôi đều đặn để ngăn ngừa tái phát.

Với những trẻ bị dị ứng kem chống nấm, bố mẹ cần tham khảo bác sĩ để lựa chọn và thực hiện các biện pháp thay thế phù hợp. Trong vài trường hợp cụ thể nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bé.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị hắc lào

Phương pháp điều trị cho trẻ bị hắc lào

Trẻ bị hắc lào ở đầu sẽ lâu lành hơn ở trên người. Hắc lào ở những khu vực này thường sẽ mất 6 tuần đến 8 tuần để lành hẳn. Trường hợp này sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống chống nấm cũng như dầu gội đầu thuốc để hỗ trợ khả năng hết bệnh của bé.

Lưu ý tới các bố mẹ bé rằng có nhiều người truyền tai nhau nếu trẻ bị hắc lào thì chỉ cần bôi kem steroid là khỏi. Đây là một nhận định rất sai lầm. Kem này chỉ làm giảm ngứa cho bé tức thời tuy nhiên về lâu dài sẽ làm bệnh chậm khỏi và bệnh có thể bị nặng hơn.

Mẹ hãy cắt móng tay sạch sẽ khi chăm em bé đang bị hắc lào nhé, vì chỉ cần xước da thôi cũng có thể tăng diện tích lây lan trên người bé. Mẹ có thể đeo găng tay hoặc tất cho bé khi ngủ để hạn chế việc gãi nhiều trong vô thức của con. Nếu sau 1 tuần điều trị mà vẫn không có dấu hiệu khỏi hoặc chuyển biến tốt hơn, mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay nhé.

Nên đưa trẻ tái khám sau 1 tuần nếu bệnh không thuyên giảm

Nên đưa trẻ tái khám sau 1 tuần nếu bệnh không thuyên giảm

4. Ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em

Rất khó để có thể bảo vệ trẻ hoàn toàn khỏi bệnh ngoài da và dễ lây nhiễm này. Tuy nhiên bố mẹ cũng có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh bằng các cách sau:

  • Kiểm tra kỹ vật nuôi: Nhà có con trẻ bố mẹ nên đưa vật nuôi đi kiểm tra định kỳ để xem trên vật nuôi có mầm bệnh hắc lào hay không. Các mảng vảy khiến chó hoặc mèo không thể mọc lông là một dấu hiệu rằng vật nuôi nhà bạn có thể đang bị hắc lào. Hãy đưa vật nuôi đi điều trị và để tránh xa các bé trong nhà ra nhé.

  • Chú ý vệ sinh: Việc tắm gội kỹ càng cho bé, lau khô các kẽ tay chân khi tắm xong sẽ giúp hạn chế các khả năng bị lây nhiễm hắc lào. Tất và đồ lót cho bé cần được thay mới mỗi ngày để việc vệ sinh được tối ưu nhất nhé.

  • Ngăn trẻ đi chân không: Trong các nơi công cộng có rất nhiều vật dụng có thể là nơi tích trữ mầm bệnh hắc lào. Do vậy khi cho con tham gia các hoạt động ở các nơi công cộng, bố mẹ nên nhắc con trẻ không nên đi chân trần, tốt nhất là nên tự chuẩn bị dép để mang.

  • Không dùng chung đồ: Dùng chung đồ vs người bị hắc lào là khả năng bị lây bệnh cao nhất. Do vậy cần hạn chế tối đa việc dùng chung đồ để tránh lây nhiễm.

  • Vệ sinh chỗ ở, ngủ: Nếu tiếp xúc với người bị hắc lào, các đồ vật cũng như chăn, ga, gối nên được giặt bằng nước nóng để tránh lây bệnh cho người xung quanh. Các bề mặt trong nhà nên được khử khuẩn bằng các dung dịch chuyên dụng để tiêu diệt hết các vi khuẩn hắc lào.

  • Nếu các thành viên trong gia đình vị thì cần ngăn cách với con trẻ và đi điều trị ngay.

Ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em

Ngăn ngừa tái phát bệnh hắc lào ở trẻ em

Bài viết đã cung cấp cho các phụ huynh kiến thức cũng như nguyên nhân khiến trẻ bị hắc lào. Tuy là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm nhưng lại có các triệu chứng ngứa ngáy gây cảm giác không thoải mái cho bé. Vì vậy, khi con bị hắc lào, bố mẹ hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.