Tin tức
Trẻ bị hăm tã nổi mụn: Nguy hiểm trước mắt bố mẹ thường bỏ qua
Key: hăm tã nổi mụn
Tít: Trẻ bị hăm tã nổi mụn: Nguy hiểm trước mắt bố mẹ thường bỏ qua
Hăm tã nổi mụn là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vùng da tổn thương khiến trẻ rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị hăm tã và nổi mụn? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
1. Hăm tã nổi mụn thường do những nguyên nhân nào gây ra?
Hăm tã nổi mụn là vấn đề về da ở vùng háng, mông và tình trạng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
- Khi trẻ mặc tã quá lâu, vùng da mông và háng của trẻ sẽ phải tiếp xúc với nước tiểu và phân trong thời gian dài. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn thâm nhập vào da của trẻ, gây ra tấy đỏ, nổi mụn, thậm chí mưng mủ khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Hăm tã nổi mụn rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Một số trường hợp khác, nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã và nổi mụn có thể là do bị kích ứng với các loại tã lót không đảm bảo chất lượng. Làn da của trẻ vốn rất non nớt, nhạy cảm. Vì thế, khi tiếp xúc và cọ xát với các loại tã lót thô ráp, kém chất lượng thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị hăm, tấy đỏ.
- Sau khi tắm cho bé, mẹ không lau khô mà đã vội quấn tã cho bé cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.
- Những trường hợp trẻ dùng tã vải cũng có thể gặp phải vấn đề hăm tã. Nguyên nhân là vì bé dị ứng với các loại hóa chất trong bột giặt hoặc thuốc tẩy vải được mẹ sử dụng khi giặt tã.
- Mẹ không thường xuyên thay tã cho trẻ, nhất là trong điều kiện thời tiết oi nóng.
- Vệ sinh cho trẻ không đúng cách: Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng mông và háng của trẻ, nước tiểu và phân có thể đọng lại và gây hăm tã. Khi trẻ bị tiêu chảy thì việc vệ sinh vùng kín cho trẻ lại càng quan trọng hơn.
2. Hăm tã nổi mụn có nguy hiểm không? Biểu hiện bệnh như thế nào?
2.1. Biểu hiện của trẻ khi bị hăm tã nổi mụn
Những dấu hiệu hăm tã ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết. Cha mẹ nên theo dõi và điều trị sớm cho trẻ khi thấy trẻ mắc phải những biểu hiện sau:
- Trẻ bị đỏ da, nổi mụn xung quanh “vùng kín” và vùng quấn tã. Vùng da bị tổn thương sẽ bắt đầu từ hậu môn, sau đó sẽ lan dần tới mông và đùi.
Trẻ quấy khóc khi bị hăm tã
- Nếu không khắc phục sớm, những nốt mụn sẽ ngày càng to và vỡ ra, gây chảy nước, chảy máu, thậm chí nhiễm khuẩn.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, đặc biệt khi vùng da ửng đỏ, nổi mụn hay loét tiếp xúc với nước tiểu sẽ gây đau rát và rất khó chịu khiến trẻ quấy khóc.
- Khi bị hăm tã trẻ cũng ăn ngủ kém hơn bình thường.
2.2. Trẻ bị hăm tã có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện sớm, mẹ có thể dễ dàng khắc phục tình trạng hăm tã và nổi mụn cho bé. Ngược lại, nếu không biết cách chăm sóc trẻ và điều trị vết hăm kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm ở da rất nguy hiểm.
Do đó, trường hợp thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như lở loét, chảy mủ và kèm theo những triệu chứng bất thường khác, cha mẹ nên đưa con đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Cách chữa hăm tã nổi mụn cho trẻ
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị hăm tã nổi mụn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên thay tã cho bé. Trung bình, bé nên được thay tã 3 - 4 giờ một lần để tránh tình trạng tã quá ẩm ướt. Nếu trẻ đi đại tiện thì cần thay tã ngay. Nếu để phân và nước tiểu tiếp xúc với da trẻ quá lâu thì tình trạng hăm tã của trẻ sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Thường xuyên thay tã cho trẻ
- Khi thay tã, cần vệ sinh vùng kín và vùng quấn tã cho trẻ bằng nước ấm. Nên dùng khăn ướt, nhất là loại khăn có thành phần dưỡng ẩm và kháng khuẩn.
- Sau khi vệ sinh vùng kín cho trẻ, mẹ không nên cho trẻ mặc tã ngay. Hãy để trẻ được thoải mái trong khoảng 15 phút. Mẹ chỉ nên cho trẻ mặc tã mới sau khi vùng da này của con đã khô thoáng.
- Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm kem bôi hoặc xịt lên da của con, sau đó khi da trẻ khô thì có thể quấn tã cho trẻ. Những sản phẩm này có công dụng kháng khuẩn, dưỡng da và tăng cường tái tạo da.
- Khi chọn tã cho con, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Chọn những loại tã có khả năng thấm hút tốt, thoáng khí. Nếu đảm bảo sản phẩm tã chất lượng, trẻ có thể giảm đáng kể nguy cơ hăm tã, nổi mụn.
+ Nếu chọn bỉm: Mẹ nên chọn một số sản phẩm có khả năng thấm hút tốt và giữ nước tốt để ngăn chặn nguy cơ chất lỏng bị thấm ngược trở lại làm tổn thương vùng da của trẻ.
Nên lựa chọn loại bỉm có nhiều khe rãnh để việc thấm hút nước hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn, hạn chế tình trạng da của trẻ phải tiếp xúc nhiều với nước tiểu.
Lựa chọn những sản phẩm có lớp đáy thoát khí cũng góp phần giúp cho làn da luôn khô thoáng. Tình trạng không khí nóng ẩm bên trong chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển khiến da của bé bị ửng đỏ, nổi mụn.
Chọn loại bỉm chất lượng và kết hợp với kem bôi dưỡng da cho trẻ
- Khi trẻ bị hăm tã nổi mụn, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu trẻ còn bú mẹ, mẹ nên thay đổi thực đơn ăn uống của mình để vừa đảm bảo dinh dưỡng lại vừa hạn chế tình trạng nóng trong. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, đảm bảo uống đủ nước, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm như hải sản, các loại thịt bò, thịt lợn,...
Nếu bé đã bước sang thời kỳ ăn dặm thì nên cho bé ăn nhiều rau củ quả. Mẹ cũng có thể cho trẻ uống nước ép trái cây để cải thiện tình trạng hăm tã của trẻ.
Hăm tã nổi mụn là vấn đề về da thường gặp ở trẻ nhỏ và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục kịp thời, những tổn thương này sẽ càng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chảy mủ, viêm nhiễm,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của con, cha mẹ có thể đưa con đến kiểm tra sức khỏe tại các chi nhánh của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc hoặc gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám sớm nhất.
BS Vân đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!