Tin tức
Trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải cha mẹ cần làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho con?
- 24/04/2025 | Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không và cách chăm sóc để trẻ sớm hồi phục?
- 24/04/2025 | Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì hết ngứa và có thực sự hiệu quả không?
- 25/04/2025 | Trẻ sơ sinh trớ ra dịch - cha mẹ cần lưu ý điều gì?
1. Hạch cổ là gì và nguyên nhân khiến trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải
1.1. Khái quát về hạch cổ
Hạch là một phần của hệ bạch huyết, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể, trong đó cổ là một vị trí dễ phát hiện khi hạch sưng to hoặc viêm.
1.2. Nguyên nhân nào khiến cho trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải?
1.2.1. Phản ứng viêm
Ở trẻ nhỏ, Hạch cổ có thể sưng to khi cơ thể phản ứng với viêm nhiễm thông thường như cảm cúm, viêm họng hay mọc răng,... Trong nhiều trường hợp, hạch sẽ tự nhỏ lại sau khi trẻ khỏi bệnh và không cần điều trị đặc biệt.
- Mọc răng
Ở trẻ đang trong độ tuổi mọc răng, đặc biệt là răng hàm trên bên phải, hạch cổ bên phải có thể sưng do kích thích tại khoang miệng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan, cảm cúm hoặc viêm tai giữa, các hạch vùng cổ, đặc biệt là hạch bên phải, có thể sưng lên để chống lại tác nhân gây bệnh. Lúc này, trẻ thường sốt, đau họng, nghẹt mũi, ho, cảm thấy đau họng khi nuốt,...
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, cơ thể có thể phản ứng bằng cách nổi hạch ở cổ bên phải
1.2.2. Lao hạch
Trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt về chiều, sụt cân, đổ mồ hôi đêm,… cần được lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của lao hạch - thể lao ngoài phổi khá phổ biến ở trẻ em.
Lao hạch khiến trẻ nổi hạch cổ to, sưng, chắc, không đau, sốt âm ỉ kéo dài, mệt mỏi,...
1.2.3. Ung thư hạch
Dù hiếm gặp nhưng ung thư hạch cũng có thể khiến trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải với đặc điểm hạch to dần theo thời gian, không đau, không di động và không biến mất dù điều trị bằng kháng sinh.
Hạch ở bệnh ung thư hạch thường phát triển nhanh kèm theo các triệu chứng sốt kéo dài, da xanh xao, sụt cân nhanh,...
2. Xử trí đúng cách khi trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải
2.1. Chăm sóc tại nhà
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể trước phản ứng viêm. Những hạch này thường nhỏ (dưới 1cm), mềm, di động, không gây đau đớn rõ rệt và có thể tự biến mất sau vài ngày đến vài tuần mà không cần điều trị đặc hiệu.
Khi mới phát hiện trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải, cha mẹ có thể theo dõi tại nhà và chăm sóc cho con bằng cách:
- Tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da trẻ.
- Nếu có vết trầy xước quanh vùng cổ (do gãi, muỗi đốt…), nên sát trùng nhẹ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadine.
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm, ăn súp hoặc cháo để trẻ dễ tiêu và không bị đau họng đồng thời bổ sung trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu có dấu hiệu viêm họng nhẹ.
- Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nếu có hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi.
- Tránh cho trẻ vận động mạnh và nên để trẻ nghỉ ngơi ở môi trường yên tĩnh, tránh stress.
- Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, theo đúng lịch sinh hoạt, nhất là vào ban đêm.
- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh. Kháng sinh chỉ có hiệu quả khi hạch nổi do vi khuẩn gây viêm. Việc lạm dụng kháng sinh không đúng có thể gây kháng thuốc và khiến tình trạng của trẻ xấu đi.
- Không tự ý can thiệp tại nhà như chích hạch, đắp thuốc dân gian vì điều này có thể khiến nhiễm trùng lan rộng hoặc gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Chườm ấm vào vùng hạch có thể giảm đau cho trẻ
2.2. Cho trẻ thăm khám và can thiệp y khoa
Đa số trường hợp trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải là phản ứng lành tính sau nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa:
- Hạch có kích thước 2 - 3 cm, kích thước không giảm sau 2 - 4 tuần.
- Hạch cứng, sờ vào không di chuyển.
- Đau nhiều và da vùng hạch bầm tím.
- Sốt cao trên 38.5 độ C không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Sút cân, kém ăn, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
- Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.
- Khó nuốt, khó thở, thay đổi giọng nói.
Thông qua quá trình siêu âm hạch, xét nghiệm máu, sinh thiết hạch,... bác sĩ sẽ đánh giá đúng tính chất hạch là lành hay ác tính và có hướng điều trị phù hợp cho trẻ như:
- Kê đơn thuốc kháng sinh như:Amoxicillin, Augmentin, Cefixime,... điều trị cho trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Dùng thuốc giảm các triệu chứng đang gặp phải ở trẻ như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,...
- Điều trị bằng thuốc kháng virus với trường hợp trẻ nhiễm virus như EBV, Adeno,...
- Dùng thuốc điều trị lao đặc hiệu đối với các trường hợp trẻ bị lao hạch.
- Phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ hạch.
Bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải
Tình trạng trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải không phải lúc nào cũng đáng lo, nhưng cũng không nên chủ quan. Cha mẹ nên theo dõi sát sao, nhận biết dấu hiệu bất thường và đưa trẻ đi khám kịp thời để con được chẩn đoán đúng và điều trị sớm nếu có bệnh lý nghiêm trọng.
Nếu phát hiện và lo lắng với tình trạng trẻ bị nổi hạch ở cổ bên phải, cha mẹ có thể liên hệ đặt lịch khám cho con qua Hotline 1900 56 56 56. Bằng những kiểm tra cần thiết, bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ tìm ra nguyên nhân để trẻ được điều trị an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
