Tin tức
Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì hết ngứa và có thực sự hiệu quả không?
- 24/04/2025 | Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không và cách chăm sóc để trẻ sớm hồi phục?
- 24/04/2025 | Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày: Nguyên nhân và cách đảm bảo giấc ngủ sâu cho trẻ
- 24/04/2025 | Trẻ uống sữa tươi ban đêm có tốt không? Sử dụng sữa tươi thế nào để tốt nhất cho sự phát tri...
1. Bệnh mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
Nổi mề đay là tình trạng da phát ban, sưng đỏ, nổi cục hoặc mảng trên bề mặt da, gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và thường biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mề đay có thể kéo dài và tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
1.1. Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ
Trẻ nhỏ có thể bị nổi mề đay do:
- Dị ứng với các loại thực phẩm như đậu phộng, sữa, hải sản,...
- Dị ứng với tác nhân ngoài môi trường như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,...
- Dị ứng với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,...
- Bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm đường ruột,...
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ môi trường đột ngột gây kích ứng da.
Dị ứng với sữa, trứng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay
1.2. Triệu chứng dễ gặp ở trẻ bị nổi mề đay
Khi bị nổi mề đay, trẻ sẽ xuất hiện các nốt mẩn phù nổi trên bề mặt da với các kích thước khác nhau, hình bầu dục hoặc hình tròn, có viền đỏ xung quanh. Nổi mề đay khiến trẻ ngứa nhiều, gãi liên tục gây tổn thương da và tạo cảm giác châm chích hoặc rát.
Nếu là nổi mề đay cấp tính thì thường xuất hiện đột ngột và kéo dài dưới 6 tuần. Trường hợp trẻ bị nổi mề đay mạn tính sẽ thường xuyên tái phát và kéo dài nhiều tháng liền.
2. Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì để bớt ngứa?
Để trị ngứa cho trẻ bị nổi mề đay, dân gian lưu truyền cách đơn giản là tắm lá cho trẻ. Chính vì thế, khi phát hiện con nổi mề đay, nhiều bậc cha mẹ muốn tìm hiểu: trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì để áp dụng cho con.
2.1. Các loại lá tắm dân gian thường dùng cho trẻ bị nổi mề đay
Theo quan niệm dân gian, một số loại lá như lá khế, lá đơn đỏ, lá sài đất, lá kinh giới, lá đinh lăng, lá chè xanh,... có tính sát khuẩn, giảm ngứa, làm dịu da. Vì thế, nhiều người đã sử dụng những loại lá này để nấu nước tắm cho con.
2.2. Cách tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay
Cách tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay được nhiều phụ huynh truyền tai như sau:
- Lấy một nắm lá trong các loại lá tắm như đã đề cập ở trên, đem rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước đủ dùng cho trẻ, đun sôi 10 - 15 phút.
- Chờ đến khi nước còn khoảng 35 - 40 độ thì dùng khăn mềm thấm nước lá để lau người cho trẻ.
- Sau khi lau người cho trẻ bằng nước lá, dùng sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch da và dùng nước tắm tráng lại, sau đó dùng khăn bông mềm thấm khô người cho con.
Lá khế chua - nguyên liệu tự nhiên được nhiều cha mẹ dùng để tắm cho trẻ bị nổi mề đay
2.3. Tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ cần lưu ý
Sở dĩ nhiều bậc cha mẹ quan tâm đến việc trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì vì phương pháp này có ưu điểm như: nguồn nguyên liệu tự nhiên dễ tìm, chi phí thấp, ít lo tác dụng phụ với sức khỏe.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng việc tắm lá chưa có căn cứ khoa học nào cho thấy hiệu quả trong việc điều trị bệnh nổi mề đay. Đặc biệt, nếu nguồn lá được sử dụng không đảm bảo vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn da cho trẻ. Chưa kể đến, một số trẻ có thể dị ứng với một số loại lá nên khi tắm có thể làm cho tình trạng nổi mề đay trở nên nặng hơn.
Bác sĩ giải đáp thắc mắc trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con đúng cách
3. Cách chăm sóc cho trẻ bị nổi mề đay
3.1. Chăm sóc tại nhà
Thay vì tìm lá để trị nổi mề đay cho con, để tăng khả năng hồi phục sớm, cha mẹ hãy chăm sóc da và sức khỏe cho trẻ bằng những cách sau:
- Chăm sóc da đúng cách
+ Cho con mặc quần áo thoáng mát, tránh để tích tụ mồ hôi trên da dễ gây ngứa cho trẻ.
+ Cắt móng tay ngắn để tránh tình trạng trẻ gãi ngứa làm trầy xước da, tăng nguy cơ bội nhiễm.
+ Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không mùi, không gây kích ứng để phục hồi hàng rào bảo vệ da.
+ Tránh sử dụng sữa tắm có hương liệu mạnh cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Trẻ bị nổi mề đay nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn,... và cần tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin C, rau xanh, các loại hạt giàu vitamin E như hạnh nhân, hạt óc chó,... Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ uống đủ nước theo độ tuổi để hỗ trợ thải độc và duy trì độ ẩm da.
Quần áo, chăn, ga, gối của trẻ cần được giặt sạch, môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, hút bụi thường xuyên. Ngoài ra, trẻ cũng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
3.2. Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu:
- Nổi mề đay kéo dài trên 3 ngày không thuyên giảm
- Trẻ có biểu hiện khó thở, tím tái, buồn nôn, tiêu chảy,...
- Da trẻ bị trầy xước kèm theo mủ, sưng tấy nghiêm trọng.
Thông qua quá trình thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng tình trạng nổi mề đay ở trẻ để kê đơn thuốc phù hợp. Việc cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp trẻ được chăm sóc da đúng cách, hạn chế nguy cơ tái phát mề đay trong tương lai.
Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu nổi mề đay, cha mẹ có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cho con cùng bác sĩ Da liễu - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bằng cách này, cha mẹ sẽ giúp con được chẩn đoán đúng bệnh để điều trị tích cực, tránh những tổn thương không đáng có cho da.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
