Tin tức

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có nguyên nhân do đâu?

Ngày 08/11/2021
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu ớt, cân bằng vi sinh chưa được thiết lập tốt nên trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là một trong những triệu chứng bệnh tiêu hóa thường gặp mà cha mẹ cần hiểu và biết cách xử trí.

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ hoặc uống sữa sẽ đi ngoài sau khoảng một vài giờ, trung bình mỗi ngày từ 5 - 7 lần. Trẻ chưa hình thành phản xạ có điều kiện nên chưa thể kiểm soát được việc đi ngoài, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng và tính chất phân của trẻ để phát hiện sớm các vấn đề tiêu hóa trẻ mắc phải.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là dấu hiệu của tiêu chảy

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là dấu hiệu của tiêu chảy

Phân của trẻ bình thường có màu vàng sậm, hơi sệt. Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng, có bọt và đi ngoài nhiều lần trong ngày thì hầu hết nguyên nhân là do trẻ mắc bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh khác có thể cùng xuất hiện như: trẻ đau bụng, quấy khóc, bú kém, đi ngoài liên tục, phân chuyển màu, trẻ nôn trớ, sốt,…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, song tình trạng này thường không nghiêm trọng, trẻ sẽ tự hết sau khoảng từ 1 - 2 ngày. Khi đó triệu chứng tiêu chảy, phân loãng và có bọt cũng biến mất.

Với trẻ bú sữa mẹ, nguyên nhân gây tiêu chảy, đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh gồm:

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, dễ bị tác động

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, dễ bị tác động

1.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Trẻ sơ sinh có chức năng đường ruột và các cơ quan hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, do đó dù bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng trẻ vẫn có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

1.2. Hội chứng kém hấp thu

Nhiều trẻ sơ sinh mắc hội chứng kém hấp thu với sữa mẹ và nhiều loại sữa uống khiến cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng. Dinh dưỡng bị thải ra ngoài khiến cho phân của trẻ loãng hơn và xuất hiện bọt.

1.3. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Không loại bỏ nguy cơ trẻ bị nhiễm vi khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài bất thường. Các vi khuẩn thường gây bệnh như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli có thể xâm nhập từ mẹ, người chăm sóc hoặc do các vật dụng xung quanh nhiễm khuẩn.

Cần cẩn thận nếu trẻ đi ngoài có bọt do nhiễm khuẩn đường ruột, biến chứng nặng có thể xảy ra như sốt cao, nôn mửa kéo dài, chuột rút,…

1.4. Dị ứng sữa

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein trong sữa, đặc biệt nếu dùng sữa ngoài kết hợp hoặc không dùng sữa mẹ. Tình trạng này khiến trẻ bị đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa,…

Dị ứng sữa là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dị ứng sữa là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh nếu không được bú sữa mẹ hoặc dùng kết hợp sữa ngoài, ăn dặm,… dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân thường do vấn đề vệ sinh thực phẩm, chăm sóc trẻ hoặc cháo, bột của trẻ không được nấu chín kỹ, dinh dưỡng thiếu cân bằng,…

Xác định được nguyên nhân gây ra tiêu chảy, đi ngoài có bọt ở trẻ sơ sinh là cần thiết để khắc phục hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột cho trẻ. 

2. Xử trí thế nào khi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?

Hầu hết tình trạng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đi ngoài có bọt do tiêu chảy không kéo dài, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng nhất là do nhiễm khuẩn có thể tiến triển nhanh gây mất nước, sốc, suy thận, suy hô hấp nguy hiểm. Các trường hợp này trẻ sơ sinh cần được đưa đi cấp cứu y tế sớm.

Các trường hợp trẻ đi ngoài có bọt, tiêu chảy lành tính nhưng thường xảy ra, cha mẹ nên kiểm tra lại các nguyên nhân có thể gây bệnh. 

2.1. Cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu trẻ đi ngoài có bọt nhưng số lần đi ngoài không quá nhiều (trên 5 lần/ngày), cân nặng tăng đều thì nên tiếp tục theo dõi. Đây có thể là dấu hiệu lành tính do rối loạn tiêu hóa, sau một thời gian triệu chứng này sẽ biến mất.

Trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ bú và nghỉ ngơi nhiều hơn

2.2. Kiểm tra lại khẩu phần ăn của trẻ

Với trẻ sử dụng sữa uống ngoài, cha mẹ cần kiểm tra lại khẩu phần sữa của trẻ đã đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các thành phần hay chưa. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần xem lại chế độ dinh dưỡng của mình..

2.3. Kiểm tra lại vấn đề vệ sinh thực phẩm

Vệ sinh thực phẩm không tốt là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiêu hóa, trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài có bọt, đau bụng, kém hấp thu,… Do đó, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu này, hãy kiểm tra việc chuẩn bị, lưu trữ hay nấu thức ăn cho trẻ đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến rửa sạch, bảo quản và chế biến đều rất quan trọng.

2.4. Kiểm tra bạn đã nấu chín cháo và bột cho trẻ chưa

Quấy cháo, bột cho trẻ không kỹ khiến tinh bột vón cục, có phần chưa chín cùng với thức ăn có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nên xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ tiêu hóa hơn, quấy chín và cho trẻ ăn khi còn ấm.

2.5. Dùng men tiêu hóa

Dùng men tiêu hóa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh đang ăn dặm như: Smecta, Antibio, Lactomin plus,…

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng men tiêu hóa

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng men tiêu hóa

Nếu áp dụng những cách cải thiện tại nhà trên mà tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và các rối loạn tiêu hóa, hấp thu khác không tốt hơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ tìm nguyên nhân. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ sau này nên cha mẹ không được chủ quan. 

Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế nhận được sự tin tưởng, đánh giá rất cao của nhiều cha mẹ bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa.

  • Dịch vụ toàn diện.

  • Kỹ thuật chuyên sâu.

  • Chăm sóc chuyên nghiệp.

Ngoài ra, trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, cha mẹ có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm phân tại nhà. Kỹ thuật viên của MEDLATEC sẽ đến tận nhà lấy mẫu, kết quả sau đó được trả tận nơi hoặc qua SMS tùy cha mẹ lựa chọn. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bé có vấn đề bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Các thông tin thắc mắc khác về tình trạng đi ngoài có bọt, rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ