Tin tức
Trẻ sơ sinh hay hắt xì là vì nguyên nhân gì? Khi nào nên đi khám?
- 28/12/2022 | Từ A - Z cách chăm bé sơ sinh cha mẹ cần nằm lòng
- 28/12/2022 | Cho trẻ sơ sinh uống nước có ảnh hưởng gì không?
- 29/12/2022 | Sữa non là gì? Trẻ sơ sinh uống sữa non có lợi ích gì?
1. Trẻ sơ sinh hay hắt xì là do nguyên nhân gì?
Hắt xì là một trong những biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đa phần trẻ bị hắt xì là do môi trường, thời tiết bên ngoài có sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm gây ảnh hưởng tới cơ thể của bé. Bởi vì trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên chưa có khả năng thích ứng kịp thời với môi trường bên ngoài. Lúc này khi các sợi thần kinh khứu giác của trẻ bị kích thích quá mức sẽ khiến trẻ bị hắt hơi liên tục. Thường thì tình trạng này sẽ chấm dứt khi cơ thể của bé đã quen với nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên ngoài nguyên nhân phổ biến này ra, trẻ sơ sinh hay hắt xì còn có thể là do những yếu tố sau đây:
Do kích thước mũi của trẻ còn nhỏ
Cấu trúc mũi của trẻ sơ sinh thường sẽ nhỏ và hẹp hơn so với người lớn. Chính vì sự nhỏ hẹp này sẽ tạo điều kiện để các hạt bụi dễ dàng bám lại lâu hơn. Do đó trẻ phải hắt xì liên tục để tống những hạt bụi này ra khỏi đường thở.
Cấu trúc mũi nhỏ hẹp cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay hắt xì
Trẻ sơ sinh hay hắt xì là để bài xuất những tạp chất có trong mũi
Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, vì cấu tạo đường hô hấp trên của những trẻ này rất thích hợp với việc thở bằng mũi và phải mất một thời gian trẻ mới có thể tập thở bằng miệng.
Trong giai đoạn tập thở bằng miệng, trẻ sẽ có phản ứng hắt xì thường xuyên để thông thoáng lỗ mũi, giải phóng bớt tạp chất để có nhịp thở bình thường.
Trẻ sơ sinh hay hắt xì là do nghẹt mũi
Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh cũng có gỉ mũi nên nếu cha mẹ trong quá trình vệ sinh cho trẻ không chú ý làm sạch gỉ mũi hàng ngày sẽ khiến mũi dễ bị bít tắc gây khó thở. Thêm vào đó trẻ cũng không thể tự đưa tay lên làm sạch gỉ mũi nên cách duy nhất để loại bỏ chúng đó là hắt hơi.
Ngoài ra trong quá trình bế ẵm trẻ, cha mẹ hay áp bé vào người và vô tình khiến mũi của bé bị ép xẹp. Hành động này sẽ gây khó khăn cho việc lưu thông không khí trong mũi và trẻ sẽ hắt xì để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Trong không khí có nhiều chất kích thích khiến trẻ hắt hơi
Nếu trong không gian sống của bé có chứa các chất dễ gây kích thích đường thở như khói thuốc lá, hạt bụi, nước hoa, lông động vật, phấn hoa,... thì trẻ cũng có thể xuất hiện phản ứng hắt hơi liên tục. Ngoài ra nếu trẻ bị sặc trớ sữa và dịch tiết bị xâm nhập vào lỗ mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi và gây hắt hơi liên tục.
Trẻ sơ sinh hay hắt xì có thể là do tiếp xúc phải các tác nhân gây dị ứng
Nếu trẻ sơ sinh hay hắt xì do bị dị ứng thì có thể được khắc phục bằng cách vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ mạt bụi, không để những tác nhân gây dị ứng ở gần trẻ (ví dụ như nếu nhà có nuôi thú cưng thì không cho thú cưng vào phòng có trẻ, chuồng trại của vật nuôi phải ở một khu riêng và cha mẹ cần thường xuyên giặt giũ làm sạch quần áo, chăn đệm có dính lông vật nuôi),... Ngoài ra trong trường hợp trẻ dị ứng nặng thì cần đưa đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý.
Cảm lạnh - một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hắt hơi
Trẻ sơ sinh càng ít tháng tuổi thì hệ miễn dịch càng yếu. Vì vậy những tháng đầu đời cũng là giai đoạn trẻ rất dễ bị virus gây cảm lạnh xâm nhập. Vì vậy vào mùa lạnh cha mẹ hãy chú ý giữ ấm cho con và có kế hoạch điều trị, chăm sóc trẻ hợp lý theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.
Không khí khô
Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh còn mỏng manh và yếu ớt, dịch nhầy trong mũi vì vậy cũng rất dễ bị khô. Do đó mỗi khi thay đổi thời tiết nhất là những tháng mùa đông hay trời chuyển lạnh, niêm mạc mũi của bé khi tiếp xúc với không khí lạnh sẽ dễ bị khô. Từ đó các dây thần kinh cảm giác nằm dưới niêm mạc mũi sẽ bị kích thích khiến trẻ hắt hơi liên tục. Để hạn chế điều này, cha mẹ nên lắp đặt máy tạo ẩm không khí trong phòng ngủ của bé.
2. Trẻ hắt xì nhiều có phải là điều đáng lo ngại?
Như đã đề cập, việc trẻ sơ sinh hắt hơi là một phản ứng bình thường của cơ thể giúp làm sạch dịch nhầy, bụi bẩn tích tụ trong mũi. Do vậy nếu trẻ sơ sinh hay bị hắt xì nhưng không kèm theo bất cứ triệu chứng bất thường nào khác thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.
Ngược lại nếu trẻ hắt hơi thường xuyên cà kèm theo với đó là các biểu hiện khác như nghẹt mũi, sổ mũi, sốt,... thì hãy đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường hô hấp. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Đặc biệt nếu trẻ hắt hơi và có những dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay:
-
Trẻ thở nhanh, thở hổn hển, khó thở;
-
Tim đập nhanh, dồn dập;
-
Trẻ sốt, ngủ li bì hơn 8 - 10 giờ ban ngày;
-
Trẻ nấc cụt và khò khè khi ngủ.
Nếu trẻ hắt hơi kèm biểu hiện ngủ li bì suốt ngày thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay
Như vậy phản xạ hắt hơi thường xảy ra ở trẻ nhỏ như một cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất những yếu tố làm cản trở đường thở ra ngoài. Trong trường hợp cha mẹ cần được thăm khám và tư vấn thêm về các biểu hiện khác của trẻ bên cạnh triệu chứng hắt hơi liên tục, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám cho bé cùng các bác sĩ Chuyên khoa Nhi ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!