Tin tức

Trẻ tự kỷ chậm nói: Nguyên nhân, biểu hiện và cách can thiệp sớm

Ngày 01/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Phần lớn trẻ tự kỷ chậm nói đều gặp phải rào cản về mặt ngôn ngữ, khó giao tiếp tự nhiên như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, nếu được can thiệp từ sớm, trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, hòa nhập tốt với cộng đồng. Nếu thấy con em có dấu hiệu mắc phải chứng rối loạn tâm lý này, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra sớm, áp dụng biện pháp chăm sóc và nuôi dạy phù hợp.

1. Vì sao trẻ lại bị tự kỷ chậm nói? 

Cho đến nay, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tự kỷ chậm nói ở trẻ. Tuy vậy, phần lớn chuyên gia tâm lý đều đồng tình rằng yếu tố gen di truyền, một vài vấn đề mà người mẹ gặp phải trong quá trình mang bầu, môi trường sống độc hại,... là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị rối loạn tự kỷ, chậm nói. Cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Trẻ sinh ra trong gia đình có người mắc chứng bệnh về rối loạn tâm thần, trí tuệ kém phát triển dễ có nguy cơ bị tự kỷ kèm biểu hiện chậm nói. Trong đó, tình trạng rối loạn tâm lý này hay gặp ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ mắc tự kỷ ở bé trai có xu hướng cao hơn bé gái. 
  • Vấn đề người mẹ gặp phải khi mang bầu: Mẹ bầu lớn tuổi hoặc mắc một số bệnh lý như tiểu đường, viêm gan, nhiễm độc thai nghén,.. trong thời kỳ mang bầu có thể là nguyên nhân khiến cấu trúc não bộ của thai nhi không phát triển bình thường. 
  • Người mẹ bị căng thẳng, lạm dụng thuốc khi mang bầu: Tình trạng căng thẳng, lạm dụng thuốc của người mẹ trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ, khó khăn khi giao tiếp. 
  • Một vài yếu tố từ môi trường: Nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo, không khí bị ô nhiễm,... được cho là những tác nhân ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ gặp vấn đề tâm lý về sau.

Người mẹ bị căng thẳng khi mang bầu có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ chậm nói

Người mẹ bị căng thẳng khi mang bầu có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ chậm nói 

  • Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như trẻ bị sinh non, trẻ có bất thường ở não, trẻ bị chấn thương não,... cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. 

2. Phân biệt giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói

Chậm nói là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ bị tử kỷ. Thế nhưng, không phải tất cả trẻ chậm nói đều bị tự kỷ, gặp vấn đề về tâm lý. 

Theo đó, ở trẻ bị chậm nói, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ chỉ chậm hơn đôi chút. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng nghe, nói, tương tác với người xung quanh. Chẳng hạn khi được yêu cầu làm một việc gì đó, trẻ vẫn làm nhưng không đáp lại bằng lời nói, thay vào đó là sự tương tác thông qua ánh mắt hoặc hành động. 

Ngược lại, tự kỷ lại hầu như không tương tác cùng người xung quanh, ngay cả với người ngồi đối diện. Trẻ có thể nghe thấy người khác nói, ra lệnh nhưng không đưa ra bất kỳ phản ứng nào, thậm chí không cả liếc nhìn. 

Không chỉ bị hạn chế về ngôn ngữ mà trẻ bị tự kỷ còn gặp phải nhiều khó khăn khi giao tiếp. Các bậc cha mẹ sẽ nhận thấy rõ điều này khi trẻ bước vào giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi. Cụ thể:

  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi: Trẻ hầu như không biểu lộ tương tác với người xung quanh, không bập bẹ nói. 
  • Khi trẻ được 16 tháng tuổi: Trẻ chưa biết bập bẹ nói từ đơn. 
  • Khi trẻ được 24 tháng tuổi: Trẻ nói chưa sõi, chưa nói được một câu hoàn chỉnh có 2 từ. 

Ngoài ra, khi muốn đáp ứng nhu cầu nào đó, trẻ bị tự kỷ hay làm đi làm lại một cử chỉ. Chính bởi ngôn ngữ bị giới hạn nên trẻ mới hành động như vậy. 

Không phải trẻ chậm nói nào cũng bị tự kỷ

Không phải trẻ chậm nói nào cũng bị tự kỷ 

Nếu không tìm cách can thiệp sớm, trẻ dễ bị mất dần khả năng giao tiếp, khó hòa nhập vào cộng đồng. 

3. Cách chăm sóc, nuôi dạy tự kỷ chậm nói

3.1. Thường xuyên giao tiếp với trẻ

Trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn khi tương tác, giao tiếp với người xung quanh. Chính vì vậy, bạn nên tận dụng mọi cơ hội để nói chuyện cùng trẻ. Cho dù không được đáp lại, bạn vẫn hãy kiên trì. 

Cha mẹ nên tìm cách giao tiếp thường xuyên với trẻ

Cha mẹ nên tìm cách giao tiếp thường xuyên với trẻ

Ví dụ như khi trẻ muốn được đáp ứng điều gì đó, cha mẹ không nên thỏa mãn ngay tức thì. Lúc này, bạn cần đưa ra một số câu hỏi, đợi trẻ phản ứng lại rồi mới đáp ứng. Đây là cách giúp cha mẹ kích thích khả năng tương tác của trẻ bị tự kỷ chậm nói. 

Trong quá trình giao tiếp, bạn nên chú ý theo dõi phản ứng của trẻ, ưu tiên sử dụng ngôn từ đơn giản dễ hiểu nhằm giúp trẻ bắt chước theo một cách dễ dàng hơn. 

3.2. Kết hợp cử chỉ khi giao tiếp

Bên cạnh giao tiếp bằng lời nói, các bậc cha mẹ hãy tương tác với trẻ thông qua cả ánh mắt, cử chỉ. Bởi phần lớn trẻ bị tự kỷ đều gặp rào cản về mặt ngôn ngữ, đối đáp không linh hoạt như trẻ bình thường. 

Trong quá trình giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần kết hợp thêm cả cử chỉ

Trong quá trình giao tiếp với trẻ, cha mẹ cần kết hợp thêm cả cử chỉ

Việc kết hợp thêm cử chỉ khi giao tiếp giúp cha mẹ và trẻ tương tác hiệu quả hơn. Trường hợp nhận thấy trẻ cư xử không đúng mực, bạn cũng phải tìm cách uốn nắn kịp thời, nhưng tuyệt đối không dùng từ ngữ hay hành động thô bạo. 

3.3. Tập trung vào thứ trẻ quan tâm 

Tương tự như những đứa trẻ bình thường khác, trẻ bị tự kỷ cũng có sở thích và hứng thú riêng. Do đó, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu sở thích, mối quan tâm của trẻ. Khi tập trung vào thứ trẻ quan tâm, bạn có thể kích thích sự tương tác của trẻ. 

Lúc mới bắt đầu, trẻ thường không để tâm điều bạn nói. Tuy nhiên lâu dần, trẻ sẽ phản ứng lại khi bị thu hút bởi thứ trẻ hứng thú. Nói chung, quan trọng nhất trong quá trình này vẫn là sự kiên trì của cha mẹ và những người xung quanh. 

3.4. Cho trẻ tiếp xúc với vật dụng, đồ chơi mang tính kích thích

Bên cạnh tìm cách giao tiếp với trẻ, các bậc phụ huynh hãy để trẻ chơi cùng món đồ chơi yêu thích, mang tính kích thích. Đồ chơi cho trẻ nên được phân chia thành từng nhóm, vận dụng vào mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. 

Hãy cho trẻ tiếp xúc cùng những vật dụng, đồ chơi mang tính kích thích

Hãy cho trẻ tiếp xúc cùng những vật dụng, đồ chơi mang tính kích thích

Ngoài ra, bạn không nên để trẻ một mình cùng đồ chơi. Thay vào đó, bạn hãy cùng khám phá, thúc đẩy trẻ tìm hiểu và tương tác với cả thế giới xung quanh. 

3.5. Cho trẻ đi khám tâm lý, can thiệp kịp thời 

Khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị tự kỷ chậm nói, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm tại những cơ sở chuyên về điều trị rối loạn tâm lý. 

Trẻ em tự kỷ chậm nói cần được can thiệp sớm

Trẻ em tự kỷ chậm nói cần được can thiệp sớm 

Thực tế, không ít các bậc phụ huynh chỉ vì chủ quan nên đã bỏ qua cơ hội vàng để can thiệp điều trị sớm cho trẻ tự kỷ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi, phát hiện biểu hiện bất thường ở trẻ để tìm cách can thiệp kịp thời. 

Giai đoạn 3 năm đầu đời chính là khoảng thời gian “vàng” thực hiện can thiệp cần thiết, giúp trẻ tìm lại cơ hội phát triển bình thường, hòa nhập với cộng đồng. Trong quá trình tiến hành các biện pháp can thiệp cần thiết, cha mẹ cần kiên trì, luôn sát cánh cùng trẻ. 

Trẻ bị tự kỷ chậm nói có thể hòa nhập cùng cộng đồng, phát triển như những đứa trẻ bình thường khác nếu được can thiệp sớm. Hi vọng với một vài chia sẻ trên đây, mọi người đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Từ khoá: trẻ tự kỷ

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.