Tin tức
Triệu chứng chèn ép dây thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả
- 30/09/2022 | Hiểu đúng về bệnh đơn dây thần kinh chi dưới và nguyên nhân gây bệnh
- 05/10/2022 | Viêm đa dây thần kinh là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?
- 18/06/2022 | Chỉ điểm cách nhận diện và xử lý khi bị liệt dây thần kinh số IV
- 18/10/2022 | Viêm đa rễ dây thần kinh: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và phòng ngừa
1. Chèn ép dây thần kinh gây ra những triệu chứng như thế nào?
Người mắc hội chứng chèn ép dây thần kinh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
Tê nhức do bị chèn ép dây thần kinh
- Tê nhức thường xuyên tại vùng bị chèn ép: Nguyên nhân là gì khi bị chèn ép, dòng tín hiệu thần kinh bị gián đoạn và dẫn tới tình trạng tê nhức. Thời gian xảy ra triệu chứng này thường rất ngắn nhưng lặp lại liên tục. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tê liệt này có thể kéo dài và thậm chí là tê liệt vĩnh viễn.
- Người bệnh có cảm giác như bị kim châm do gián đoạn tín hiệu thần kinh: Thời gian xảy ra triệu chứng này có thể từ 3 đến 5 phút.
- Đau khớp: Khi dây thần kinh bị chèn ép, nó có thể bị viêm, sưng và bị ảnh hưởng đến khả năng kết nối. Từ đó, khiến cho bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau khớp, nhất là vùng thắt lưng, gối, cánh tay,…
- Yếu cơ: Nếu bạn cảm thấy bàn chân, bắp chân hay cánh tay bị suy yếu thì đây chính là tín hiệu cảnh báo dây thần kinh vận động đang bị chèn ép. Nếu tình trạng này chỉ là tạm thời, cơn đau sẽ thuyên giảm hoặc biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc sau khi được điều trị theo đúng phương pháp. Ngược lại, khi không thể kiểm soát được áp lực lên dây thần kinh có thể dẫn tới tình trạng tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là liệt.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh
Hiện nay, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh, trong đó phổ biến nhất là:
- Tuổi tác: Từ tuổi 30 trở đi, nguy cơ mắc phải hội chứng chèn ép dây thần kinh của bạn sẽ cao hơn.
Nhân viên văn phòng dễ bị chèn ép dây thần kinh
- Giới tính: Theo những số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng này thường cao hơn nam giới. Nhất là những đối tượng nữ giới đang có thai hoặc đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Người bị thừa cân, béo phì: Đây cũng là yếu tố nguy cơ rất phổ biến. Khi bị thừa cân béo phì, cột sống của bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực, rất dễ bị tổn thương, đồng thời làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
- Nghề nghiệp: Những nghề nghiệp yêu cầu người bệnh phải lặp đi lặp lại một động tác, ngồi hoặc đứng quá lâu,… sẽ làm tăng nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh. Có thể kể đến như công nhân, thợ may, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ piano, dương cầm,…
- Ngoài những lý do kể trên, người mắc phải một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay, đau thần kinh tọa, viêm xương khớp,… cũng có thể làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
3. Điều trị chèn ép dây thần kinh bằng những phương pháp nào?
Trước tiên, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang, chụp CT hay chụp cộng hưởng từ (MRI),… Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể, phù hợp để có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Khi đã có chẩn đoán xác định và đoán mức độ, biến chứng,...các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người bệnh. Hiện nay một số biện pháp điều trị bệnh có thể kể đến như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng vật lý trị liệu, điều chỉnh thói quen sống và chế độ ăn uống,… Có thể kết hợp các biện pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dùng thuốc để cải thiện cơn đau nhức
- Điều trị bằng thuốc:
Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân nhằm cải thiện triệu chứng tê, đau nhức. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc. Phần lớn những loại thuốc này có thể mang lại các tác dụng không mong muốn đối với gan, thận. Chính vì thế, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh và một số bài tập phù hợp khác. Theo các chuyên gia, phương pháp vật lý trị liệu có thể mang lại những hiệu quả rất tích cực và nên kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.
Chẳng hạn, phương pháp chườm nóng có thể giúp tuần hoàn máu tới cơ bắp và các khớp, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức ở các khớp. Bên cạnh đó, những động tác xoa bóp nhẹ nhàng cũng giúp bệnh nhân thư giãn và giảm đau hiệu quả.
4. Một số phương pháp phòng ngừa hội chứng chèn ép dây thần kinh
- Vận động, tập luyện thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và đặc biệt là giúp cho các khớp linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng đau nhức, tê bì.
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều kali, canxi:
+ Thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, cam, các loại hạt. Tác dụng của kali là tăng cường trao đổi chất ở các tế bào, tăng liên kết giữa các dây thần kinh. Nếu thiếu kali, hiện tượng chèn ép dây thần kinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, các loại cải xanh đậm,… có tác dụng hẹn chế lực ép lên dây thần kinh và rất tốt cho sức khỏe xương khớp.
- Người bệnh nên hạn chế những món ăn chiên xào, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như các loại đồ ăn nhanh,… Ngoài ra cũng không nên sử dụng chất kích thích.
Kiểm soát cân nặng để phòng bệnh
- Tránh thói quen ngồi làm việc quá lâu.
- Kiểm soát cân nặng.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã có những kiến thức cơ bản về hội chứng chèn ép dây thần kinh, đặc biệt là cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa bệnh. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!