Tin tức
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ và cách điều trị
- 11/03/2020 | Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách
- 06/04/2020 | Cúm A/B và tác hại của nó trong thời điểm dịch Covid 19
- 07/05/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc người bị cúm A phòng tránh lây nhiễm
1. Tìm hiểu về cúm A
Cúm A là một dạng nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp. Virus cúm A có nhiều chủng, trong đó phổ biến nhất là các chủng: A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,... Trong đó, virus cúm A/H7N9 và A/H5N1 là chủng cúm có nguồn phát từ gia cầm. Chủng virus này có khả năng lây lan nhanh, dễ tiến triển nặng thành dịch bệnh. Trong lịch sử, chủng cúm gia cầm đã cướp đi hàng triệu người trên thế giới.
Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ nhỏ thường là do lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus lây nhiễm từ người bệnh sang người lành khi hít phải giọt bắn từ quá trình hắt hơi, đường thở, nước mũi,... Dịch bệnh thường khởi phát khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ lây nhiễm virus cúm A.
Cúm A là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp
2. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ như thế nào?
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém là đối tượng dễ lây virus cúm A mỗi khi vào mùa. Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện cơ bản sau:
Các diễn biến của bệnh cúm A ở trẻ
Thời gian ủ bệnh: trong giai đoạn đầu khi trẻ nhiễm virus cúm, bệnh có thể ủ từ 2-8 ngày thậm chí là kéo dài đến hơn 15 ngày. Với những trẻ lần đầu phơi nhiễm virus cúm A có thể khó xác định thời gian ủ bệnh. Vậy nên thông thường, người ta chỉ tính 7 ngày cho thời gian ủ bệnh từ sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.
Giai đoạn lâm sàng: trong khoảng từ 3-5 ngày, dấu hiệu của bệnh cúm A ở trẻ em có thể có những triệu chứng cơ bản: ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi và quấy khóc,... Trong một số trường hợp, nếu áp dụng điều trị tốt khi phát hiện kịp thời, các triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 5-7 ngày.
Triệu chứng bệnh trở nặng
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ có thể dễ nhầm lẫn. Nếu chủ quan bỏ qua giai đoạn đầu điều trị có thể khiến bệnh tiến triển nặng. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng thì có thể xuất hiện các biểu hiện sau đây:
-
Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, thậm chí trẻ có thể sốt rất cao, từ 40-41 độ C. Phụ huynh cần chú ý hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện nên nếu trẻ sốt cao có thể có nguy cơ bị co giật.
-
Trẻ ngủ li bì, biểu hiện rất mệt mỏi, ăn kém, thường xuyên bỏ ăn, kèm theo nôn trớ, chân tay lạnh.
-
Trẻ có biểu hiện khó thở, thở gấp, lồng ngực phập phồng.
Một trong những biểu hiện đáng lo ngại nhất là sốt và co giật. Vậy cúm A ở trẻ sốt bao lâu? Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng ở trẻ. Có trường hợp trẻ sốt liên miên không dứt dẫn đến co giật và ảnh hưởng não bộ. Đây là điều các bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bởi khả năng tử vong cao do suy hô hấp.
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ diễn biến ở nhiều giai đoạn
3. Bệnh cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cúm A ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển ở thể nghiêm trọng. Đây là căn bệnh được coi là nguy hiểm đối với trẻ nhỏ bởi những nguyên nhân sau:
Dễ lây lan
Virus cúm A đặc biệt dễ lây lan. Các chủng virus cúm có khả năng tồn lại lâu ở môi trường bên ngoài. Chúng có thể sống tới 48 giờ trên các bề mặt khác nhau, tồn tại trên lòng bàn tay người trên 5 giờ. Trẻ có thể vô tình lây nhiễm từ virus bám trên lan can, tay nắm cửa, đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, quần áo... Trong mọi điều kiện, trẻ đều có thể lây nhiễm từ môi trường sinh hoạt, vui chơi bên ngoài khi cúm vào mùa.
Triệu chứng dễ nhầm lẫn
Triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ ban đầu thường dễ bị nhầm lẫn gây chủ quan cho người lớn. Đây là lý do khiến nhiều trẻ bị bỏ qua giai đoạn đầu để chữa trị kịp thời dẫn tới bệnh tiến triển nặng. Trong khi đó, bệnh tiến triển ở nhiều giai đoạn, phát triển nhanh, dễ làm hệ miễn dịch suy yếu, suy hô hấp, nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm
Biến chứng nguy hiểm
Cúm A ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ biến chứng ở thể nặng. Đặc biệt là tình trạng suy hô hấp, bé bị khó thở, thở gấp. Kèm theo đó là những biến chứng khó lường khác như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy cấp,... Những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, bệnh về tim mạch, máu, nội tiết hay thừa cân béo phì thì biến chứng càng nhanh và càng nặng, có thể dẫn tới tử vong.
4. Làm sao để biết trẻ mắc cúm A?
Cúm là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như nước ta. Trong đó, cúm A là bệnh lây lan nhanh và khá nguy hiểm cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, các bố mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh cúm A cũng như các bệnh về đường hô hấp khác để kịp thời cho con điều trị đúng cách. Để biết được trẻ có mắc cúm A hay không, các bố mẹ nên lưu ý:
Không chủ quan với các triệu chứng cúm
Nếu có một trong cách triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ khi dịch đang bùng phát, bố mẹ cần nghĩ ngay đến khả năng con bị lây nhiễm virus. Nên đưa con đến cơ sở uy tín để khám và kiểm tra kịp thời. Nhận biết sớm dấu hiệu sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị và đề phòng để chữa trị tốt hơn cho con.
Trẻ có dấu hiệu mắc cúm A cần được xác định và điều trị kịp thời
Làm xét nghiệm chẩn đoán cúm A
Trong mọi trường hợp khi trẻ có biểu hiện cúm A cần phải làm xét nghiệm cần thiết để xác định rõ bệnh. Tại các cơ sở y tế, để biết được bé có nhiễm virus cúm A hay không sẽ cần phải thực hiện các xét nghiệm như: RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang, xét nghiệm nhanh (RIDTs), phân lập virus, xét nghiệm huyết thanh,... Kết quả xét nghiệm sẽ là cơ sở để bác sĩ lên phác đồ điều trị đúng và kịp thời cho trẻ.
Trẻ mắc cúm A thể nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Nhưng nếu có dấu hiệu chuyển nặng thì trẻ cần được đưa tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị. Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 7 ngày nếu điều trị kịp thời và đúng hướng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP, cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về nhi khoa. Vì thế, nếu bé yêu nhà bạn đang nghi ngờ bị cúm A thì có thể đến Bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán cúm A/B/H1N1.
Ngoài ra, Bệnh viện cũng triển khai dịch vụ tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Phụ huynh có thể đưa con đến trực tiếp Bệnh viện để được tư vấn chích ngừa vắc xin cúm cũng như cách chăm sóc sức khỏe cho bé hợp lý, khoa học.
Tổng đài đặt lịch tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán cúm A và các thể cúm khác, cũng như đặt lịch tiêm phòng vắc xin tại MEDLATEC: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!