Tin tức

Triệu chứng thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày 20/10/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Thoái hóa khớp vai là một bệnh xương khớp phổ biến. Bệnh gây đau nhức và giảm khả năng vận động của người bệnh ở bả vai và cánh tay. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển bệnh. Dưới đây là những triệu chứng phát hiện bệnh sớm và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 

1. Thoái hóa khớp vai là gì?

Khớp vai thường xuyên phải cử động và là một trong những khớp quan trọng của cơ thể và rất dễ bị thoái hóa. Tình trạng Thoái hóa khớp vai phải, thoái hóa khớp vai trái hoặc thoái hóa cả hai bên khớp vai là sự tổn thương ở sụn khớp và các mô xương dưới sụn, bên cạnh đó, ở khớp vai cũng có biểu hiện viêm và lượng dịch khớp giảm nhiều. 

Tuổi già có nguy cơ thoái hóa khớp vai cao hơn 
Tuổi già có nguy cơ thoái hóa khớp vai cao hơn 

Bệnh nhân thường bị đau nhức và bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như vôi hóa khớp vai, tê liệt cổ, biến dạng khớp vai,…

2. Một số triệu chứng của bệnh

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi khớp vai bị thoái hóa: 

Đau nhức khớp vai: Những cơn đau sẽ từ khớp vai lan xuống phần bả vai, ức và cổ. Giai đoạn đầu chỉ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, nhưng càng về sau mức độ đau càng tăng dần và khiến sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. 

Sưng khớp vai: Khi bị thoái hóa, khớp vai sẽ có thể bị viêm, dẫn đến sưng nóng, người bệnh sẽ có thể phát hiện dễ dàng khi sờ vào vùng vai. 

Người bệnh bị sưng và đau ở khớp vai

Người bệnh bị sưng và đau ở khớp vai

Cứng khớp vai: Vai của người bệnh sẽ kém linh hoạt hơn, phần lớn họ đều bị cứng khớp vai, một số trường hợp nặng, khớp vai có thể bị bất động, người bệnh không thể cử động vai, không thể vòng tay qua phía sau, xoay bả vai,…

Khớp vai phát ra tiếng kêu: Dịch ổ khớp bị giảm và sụn khớp vai bị bào mòn và bệnh nhân có thể dễ dàng thấy tiếng kêu “lục khục” phát ra từ khớp vai khi xoay vai. 

Vai yếu và có tình trạng teo cơ: Khi bị thoái hóa, khớp vai sẽ trở nên yếu dần và thậm chí không còn được rắn chắc, bị teo cơ, rất nguy hiểm. 

3. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp vai

Rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu. Tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ và người bệnh có hướng điều trị bệnh hiệu quả hơn: 

Tuổi tác: Đây là quy trình lão hóa tự nhiên, tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu và cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật hơn, trong đó có các bệnh về xương khớp và đặc biệt là tình trạng thoái hóa khớp. Cụ thể, những người từ độ tuổi 40 trở lên cần cẩn trọng với những vấn đề xương khớp. 

Lao động nặng cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp
Lao động nặng cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

Dị tật bẩm sinh: Một số trường hợp sinh ra đã có những cấu trúc xương bất thường, có thể là trật khớp vai,… Điều này có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. 

Chấn thương: Tình trạng tập luyện quá sức, gặp tai nạn, chấn thương khi lao động,… sẽ khiến cho khớp vai bị tổn thương và tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp bả vai.

Đặc thù nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải mang vác nặng trên đôi vai sẽ khiến cho khớp vai phải chịu nhiều áp lực và gây tổn thương, thoái hóa. Nhân viên văn phòng, ngồi làm việc quá lâu trước máy tính, ngồi sai tư thế,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh. 

Dân văn phòng cũng nên cẩn trọng với bệnh thoái hóa khớp vai
Dân văn phòng cũng nên cẩn trọng với bệnh thoái hóa khớp vai

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen sinh hoạt không đúng chẳng hạn như sử dụng bia rượu, thuốc lá, nằm ngủ sai tư thế,… cũng là một lý do gây bệnh thoái hóa khớp vai.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Các bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị bệnh, bao gồm: 

  • Chụp X-quang để kiểm tra những tổn thương ở khớp vai.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tình trạng của cơ gân, dây chằng,... khi phương pháp chụp X-quang chưa cho biết chính xác bệnh lý. 

  • Chụp CT để thấy rõ được cấu trúc xương, khiếm khuyết hay tình trạng tổn thương xương vai 

  • Siêu âm: Phát hiện những tổn thương mô mềm, tình trạng bong gân hay viêm gân hay dịch tụ ở dây chằng,...

  • Xét nghiệm máu: Áp dụng với các trường hợp nghi ngờ viêm khớp dạng thấp và đây cũng là phương pháp để loại trừ một số bệnh lý liên quan khác.

Để điều trị căn bệnh này, mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định một phương pháp riêng biệt, không có một phác đồ chung nào để điều trị cho tất cả bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: 

Chăm sóc tại nhà: Người bệnh có thể chườm nóng giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, khi khớp có hiện tượng sưng thì nên chườm lạnh để giảm sưng. Dành thời gian để nghỉ ngơi. 

Vật lý trị liệu: Tình trạng thoái hóa sẽ khiến khớp vai trở nên cứng, đau và giảm khả năng vận động. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp vật lý trị liệu, các bài tập chuyên biệt sẽ giúp tăng cường khả năng vận động, sự linh hoạt của khớp vai. 

Điều trị bằng thuốc: Tùy vào mức độ và thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc có thể được dùng đến như, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay thuốc giãn cơ. Một số trường hợp không hiệu quả khi sử dụng thuốc có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng.

Phẫu thuật: Phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ được tính đến khi những phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật cũng còn tùy thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân.

Bên cạnh đó là một số phương pháp điều trị như thay khớp vai, cắt bỏ xương vai hay tái tạo sụn,... Tuy nhiên, những phương pháp này rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Để phòng bệnh, bạn nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải để giảm áp lực lên xương khớp, tập luyện thể thao, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát lượng đường trong máu, chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dưỡng chất.

Nếu bạn có thắc mắc, muốn tìm hiểu nhiều hơn về bệnh thoái hóa khớp vai hoặc muốn đặt lịch khám sớm, hãy liên hệ tới bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ