Tin tức

Triệu chứng ung thư phổi di căn xương và các liệu pháp điều trị

Ngày 11/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ung thư phổi di căn xương là bệnh lý ác tính đã bước sang giai đoạn cuối khi mà các tế bào ung thư tại phổi đang di căn đến hệ cơ xương khớp trong cơ thể, gây ra hàng loạt các triệu chứng đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân. Đối với giai đoạn này, việc áp dụng các biện pháp điều trị chỉ còn mang tính chất giảm nhẹ và giúp người bệnh kéo dài thời gian sống.

1. Biểu hiện của ung thư phổi di căn xương

Ung thư phổi di căn xương là hiện tượng các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển khỏi vị trí gây bệnh ban đầu và di căn sang những cơ quan khác ngoài phổi như não, gan, tuyến thượng thận và xương,... Tế bào ung thư sẽ theo hệ tuần hoàn máu và các hạch bạch huyết để di căn tới các vùng xương như xương chậu, cột sống (nhất là các đốt sống ở vùng bụng dưới và ở ngực), xương chân (xương đùi, xương bàn chân) và xương cánh tay.

Di căn được xem là giai đoạn cuối của các loại ung thư, trong đó có ung thư phổi

Di căn được xem là giai đoạn cuối của các loại ung thư, trong đó có ung thư phổi

Ở giai đoạn di căn thì bệnh nhân ung thư phổi sẽ gặp các biểu hiện tại nơi mà tế bào ung thư lan đến. Cụ thể nếu di căn đến xương thì người bệnh sẽ bộc lộ các triệu chứng như sau:

  • Đau xương: đây là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của ung thư phổi di căn xương. Ban đầu cơ thể sẽ đau như đang bị căng cơ hoặc chịu tác động mạnh, sau đó triệu chứng này sẽ dần dần tăng nặng hơn, nhất là khi bệnh nhân cử động. Trong trường hợp ung thư phổi di căn xương cột sống thì người bệnh còn bị đau khi nằm nghỉ và đau vào ban đêm;

  • Chèn ép tủy sống: khi tế bào ung thư di căn vào xương cột sống và phát triển những khối u thứ phát tại đây, chúng sẽ gia tăng kích thước theo thời gian và chèn ép tủy sống trong xương khiến người bệnh luôn có cảm giác đau khi cử động, đi lại, chân trở nên yếu ớt thậm chí là ngứa ngáy. Nếu cột sống dưới là vị trí bị khối u chèn ép nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể sẽ bị thoái hóa ruột và bàng quang;

  • Nồng độ canxi trong máu tăng, xương trở nên giòn dễ bị gãy: khối u ác tính sẽ hút hết các dưỡng chất tại mô xương và dần thay thế vị trí của tế bào xương khỏe mạnh. Từ đó xương rất dễ bị gãy ngay cả khi chỉ có tác động nhẹ. Đôi khi xương gãy còn không do bất cứ chấn thương nào.

Một trong những cách để chẩn đoán ung thư phổi di căn xương và tìm hiểu nguyên nhân xương dễ gãy đó là kiểm tra nồng độ canxi trong máu. Khi xương bị phân hủy bởi tế bào ung thư thì sẽ giải phóng canxi trực tiếp vào máu. Do vậy hàm lượng canxi trong máu sẽ vì thế mà tăng cao dẫn tới những triệu chứng như cơ bắp yếu, khát nước liên tục, hay nhầm lẫn, buồn nôn và ói mửa, hạn chế vận động,... Các biểu hiện này sẽ làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi và hình thành huyết khối.

3. Ung thư phổi di căn xương có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Tính đến nay vẫn chưa có biện pháp nào giúp chữa khỏi ung thư phổi di căn xương. Việc điều trị được áp dụng chủ yếu là giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng, giảm đau và phòng ngừa nguy cơ gãy xương cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác. Dưới đây là một số phương án điều trị bác sĩ sẽ chỉ định tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể:

3.1. Điều trị toàn diện

Để điều trị các bệnh lý ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi giai đoạn di căn nói riêng sẽ cần dùng tới các biện pháp như hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi ung thư phổi di căn xương

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa khỏi ung thư phổi di căn xương

3.2. Đối với riêng ung thư phổi di căn xương

Mục đích chỉ để xử lý riêng tình trạng ung thư phổi di căn xương bằng cách áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Phác đồ điều trị sẽ phục thuộc vào biểu hiện và mức độ bệnh:

  • Xạ trị: biện pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, giảm hiện tượng khối u chèn ép vào tủy sống và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương;

  • Dùng các loại thuốc giảm đau: một số loại thuốc chống viêm hay morphine cũng được bác sĩ thêm vào phác đồ điều trị để giúp bệnh nhân bớt đau đớn do ung thư. Đối với các trường hợp cần phải dùng morphine thì bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng dùng sai hướng dẫn và gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm;

  • Điều chỉnh xương: đối với những trường hợp nhất định cần phải sử dụng biện pháp dùng các thuốc như denosumab và bisphosphonates để điều chỉnh mật độ xương, phòng chống bệnh loãng xương và nguy cơ gãy xương;

  • Phẫu thuật: thường chỉ định cho những trường hợp cần ổn định độ bền chắc của xương khi chúng bắt đầu bị suy yếu hoặc bị gãy do ảnh hưởng của khối u di căn. Nếu khối y gây ra áp lực quá lớn lên tủy sống thì bệnh nhân có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng này;

  • Phương pháp điều trị khác: châm cứu, điều trị bằng biện pháp hạt nhân phóng xạ,...

4. Tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân ung thư phổi di căn xương

Ở những bệnh nhân chỉ mới phát hiện ra ung thư phổi khi đã phát triển đến giai đoạn cuối, tức là di căn xương hoặc di căn sang những bộ phận khác thì cơ hội sống sót quá 5 năm có tỷ lệ rất thấp. Khoảng 50% số bệnh nhân bị ung thư phổi di căn xương chỉ có thể sống được sau 6 tháng. Nếu bệnh nhân hội tụ những yếu tố sau thì cơ hội sống có thể sẽ cao hơn: bệnh nhân là nữ giới, ung thư phổi mới chỉ di căn đến một đoạn xương ngắn, chỉ bị ung thư thể biểu mô tuyến, bệnh nhân không mắc phải bệnh lý gãy xương. Số lượng những bệnh nhân có thể duy trì được sự sống sau khi ung thư phổi di căn đến xương là rất hiếm.

Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương có tiên lượng xấu

Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương có tiên lượng xấu

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại mà bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư phổi di căn xương đã có nhiều cơ hội sống sót hơn so với trước đây.

Để phát hiện ra triệu chứng của bệnh từ giai đoạn đầu là điều không hề dễ dàng. Vì vậy bên cạnh việc chú ý quan sát các biểu hiện lâm sàng của cơ thể thì bệnh nhân cũng cần kết hợp với hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phổi nhằm phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh, từ đó áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả, tối ưu nhất.

Người trẻ nên khám sàng lọc ung thư định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, đối với người lớn tuổi nên là 2 lần/năm. Khi đi khám các bác sĩ chuyên khoa sẽ thông báo ngay những vấn đề bất thường và đưa ra những biện pháp chẩn đoán chuyên sâu, tư vấn điều trị hợp lý.

Chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp các gói khám tầm soát ung thư giúp khách hàng sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, từ đó tiến hành xử trí từ khi còn sớm. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ các bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao và tận tâm, tận tình trong thăm khám. Ngoài ra MEDLATEC còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189: 2012 và CAP giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng phục vụ tích cực cho công tác điều trị về sau.

Để đăng ký lịch khám và lắng nghe tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay từ bây giờ nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.