Tin tức

Bác sĩ giải đáp: U phổi có phải ung thư phổi không?

Ngày 30/08/2022
Khi được chẩn đoán mắc u phổi, nhiều người bệnh rất lo lắng vì cho rằng đây cũng chính là ung thư phổi – một trong những loại bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu. Để biết rõ u phổi có phải là bệnh ung thư hay không, hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây. 

1. U phổi có phải là ung thư phổi không?

U phổi được hình thành khi các tế bào trong nhu mô phổi hoặc đường dẫn khí phát triển bất thường. Những khối u này có thể xuất hiện tại phổi hoặc cũng có thể xuất hiện trong đường hô hấp dẫn đến phổi. 

- Nếu những khối này có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 2cm thì được gọi là các nốt phổi. Có thể xuất hiện nhiều nốt phổi sát nhau. Nốt phổi có thể lành tính nếu bệnh nhân không hút thuốc lá, tuổi còn trẻ (dưới 40 tuổi), kích thước rất nhỏ, trong nốt phổi có chất vôi,…

Hình ảnh mô phỏng khối u ác tính ở phổi

Hình ảnh mô phỏng khối u ác tính ở phổi

- Nếu những khối này có kích thước lớn hơn 2cm thì được gọi là khối u phổi. U phổi được chia thành 2 loại đó là lành tính và ác tính hay vẫn thường được gọi là ung thư phổi. 

+ U phổi lành tính: 

Những khối u này thường không xâm lấn sang các cơ quan lân cận và không có tính chất di căn cơ quan xa. Tốc độ phát triển của nó cũng khá chậm, trong một vài trường hợp có thể nhỏ đi hoặc ngừng phát triển và thường không đe dọa tính mạng của người bệnh.

Một số khối u phổi cũng có thể lấn sang các mô lân cận nhưng thường không gây biến đổi hay thay thế các mô khác. 

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thành những khối u tại phổi

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ hình thành những khối u tại phổi

+ U phổi ác tính hay chính là ung thư phổi: 

Những khối u này thường phát triển nhanh và có khả năng tái phát. Bên cạnh đó, những khối u ung thư có khả năng chèn ép các bộ phận xung quanh, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ngược lại, những khối u lành tính thì thường được kiểm soát hiệu quả. 

Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng thường gặp nhất là nam giới thường xuyên hút thuốc lá. 

2. Những cách điều trị u phổi phổ biến hiện nay

2.1. Một số phương pháp chẩn đoán u phổi 

- Chụp X-quang phổi: Tuy nhiên phương pháp này có thể bỏ qua những khối u có kích thước nhỏ. 

- Chụp CT phổi: Có thể phát hiện được cả những khối u phổi có kích thước nhỏ nhất. 

Chụp CT phổi là phương pháp chẩn đoán chính xác các tổn thương ở phổi

Chụp CT phổi là phương pháp chẩn đoán chính xác các tổn thương ở phổi

- Xét nghiệm đờm để tìm kiếm tế bào ung thư, tuy nhiên phương pháp này thường không mang lại hiệu quả cao.

- Soi phế quản: Bác sĩ sẽ dùng ống soi mềm có gắn camera và đèn chiếu để đưa từ mũi vào khí quản. Sau đó lấy mẫu nhỏ của khối u và thực hiện sinh thiết tìm tế bào ung thư. 

- Sinh thiết xuyên thành ngực bằng cách dùng kim để chọc qua thành ngực của bệnh nhân và tiến hành lấy mẫu khối u. 

- Phẫu thuật nội soi lồng ngực để lấy bệnh phẩm ở những vị trí gần màng phổi hoặc cắt thùy phổi nếu cần thiết. Đây là phương pháp xâm lấn, người bệnh cần được gây mê khi thực hiện. 

2.2. Đối với u phổi lành tính

Thường những khối u lành tính kích thước nhỏ thì chủ yếu theo dõi mà không cần điều trị gì. Đối với những khối u lành tính có kích thước lớn thì có thể chèn ép khí phế quản hay trung thất, cần phải phẫu thuật cắt thuỳ phổi.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thường xuyên thăm khám sức khỏe để theo dõi chặt chẽ tình trạng khối u, chẳng hạn như về sự thay đổi về tính chất, hình dạng và kích thước khối u. 

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u. Bao gồm các trường hợp dưới đây: 

- Bệnh nhân hút thuốc lá thường xuyên, tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư phổi.

- Người bệnh gặp phải một số triệu chứng bất thường về đường hô hấp, nhất là biểu hiện khó thở. 

- Kết quả của một số phương pháp xét nghiệm cho thấy khối u có dấu hiệu phát triển không ngừng và có khả năng chuyển biến thành ác tính. 

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vị trí khối u, các bác sĩ sẽ lựa chọn cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của khối u, một hoặc nhiều phần của một thùy phổi,... 

2.3. Đối với những khối u ác tính

Tùy từng trường hợp, từng giai đoạn ung thư, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Có thể kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả tích cực hơn. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư phổi: 

- Phẫu thuật: Thường được áp dụng cho những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, khi kích thước khối u nhỏ và người bệnh vẫn đang duy trì sức khỏe ổn định.

- Xạ trị: Là cách sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt, phá hủy khối u ung thư. Một số tác dụng phụ của xạ trị là chán ăn, buồn nôn, rụng tóc,…

- Hóa trị: Thường được áp dụng với những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn muộn, khi những tế bào ung thư đã lan rộng. Đây là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, suy giảm miễn dịch, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, rụng tóc,… Tuỳ vào tình trạng của người bệnh, tuỳ kích thước của khối u và giai đoạn tiến triển mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

- Một số phương pháp khác như điều trị đích, điều trị miễn dịch,… Đồng thời bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ để nâng cao hiệu quả điều trị. 

Khi được chẩn đoán sớm, quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả điều trị cũng cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các ca bệnh u phổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy đi kiểm tra sớm nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ hoặc đi kiểm tra ngay khi có những biểu hiện bất thường.

 MEDLATEC là đơn vị y tế đáng tin cậy để thực hiện kiểm tra sức khỏe đường hô hấp  MEDLATEC là đơn vị y tế đáng tin cậy để thực hiện kiểm tra sức khỏe đường hô hấp

 

Trong thời gian gần đây, các loại dịch bệnh đường hô hấp đang diễn biến phức tạp. Với mong muốn được đồng hành bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai chương trình ưu đãi 50% chi phí chụp CT phổi liều thấp tại MEDLATEC Tây Hồ. 

Chương trình được áp dụng tại: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ - Số 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội, từ ngày 20/8 đến ngày 20/9/2022 trong khung giờ 12 - 17h vào tất cả các ngày trong tuần. 

MEDLATEC được đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả thăm khám tại đây. Sau quá trình thăm khám, khách hàng sẽ được các chuyên gia hàng đầu chuyên khoa Hô hấp là PGS.TS Hoàng Thị Phượng - Nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi - Viện Phổi Trung ương; Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y - Đại học Quốc Gia Hà Nội, cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm đang làm việc tại MEDLATEC như BSCKI. Vũ Thanh Tuấn... tư vấn và điều trị trong trường hợp cần thiết. 

Quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tìm hiểu rõ hơn về thông tin chi tiết của chương trình và cách đặt lịch khám sớm nhất. 

Từ khoá: chụp ct ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ