Tin tức

Tụt huyết áp là gì? Nên làm gì khi cơ thể bị tụt huyết áp

Ngày 15/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, đầu óc quay cuồng và choáng váng, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng tụt huyết áp. Vậy bạn đã biết nguyên nhân cũng như cách xử trí khi bị tụt huyết áp chưa? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh tụt huyết áp

Chỉ số huyết áp của một người trưởng thành bình thường sẽ là 120mmHg đối với huyết áp trên hay còn gọi là tâm thu và 80mmHg, với huyết áp dưới hay còn gọi là tâm trương. Khi chỉ số huyết áp của bạn do một số nguyên nhân nào đó xuống thấp hơn mức huyết áp bình thường đó chính là tình trạng tụt huyết áp.

Tình trạng tụt huyết áp có những biểu hiện không quá rõ ràng

Tình trạng tụt huyết áp có những biểu hiện không quá rõ ràng

Khi tình trạng diễn biến nặng hơn và các triệu chứng xảy ra phổ biến hơn thì người bệnh cần được chăm sóc y tế để tránh những diễn tiến phức tạp hơn.

Hiểu về chỉ số huyết áp và cách đọc chỉ số để dễ dàng nhận biết tình trạng tụt huyết áp. Chỉ số huyết áp sẽ gồm có chỉ số trên hay chính là tâm thu và chỉ số dưới hay chính là tâm trương. Đơn vị để tính chỉ số huyết áp là mm Thủy ngân (mm/Hg).

  • Chỉ số tâm thu: Hay chính là huyết áp tâm thu, con số này sẽ biểu thị cho mức độ tác động lên các cơ quan khác trên cơ thể bởi khả năng bơm máu của tim khi co bóp.

  • Chỉ số tâm trương: Hay chính là huyết áp tâm trương, con số này biểu thị mức huyết áp thấp nhất khi cơ tim co bóp và giãn ra.

Thông thường, người bị tụt huyết áp cần nắm được tình trạng của mình xem thuộc vào dạng tụt huyết áp nào trong 2 dạng sau:

  • Hạ huyết áp tư thế: Đây là dạng hạ huyết áp xảy ra khi người bệnh đang ngồi và đứng lên đột ngột. Lúc này huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg trở lên và với huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg trở lên.

  • Hạ huyết áp tuyệt đối: Đây là dạng hạ huyết áp ở mức báo động, khi cơ thể bình thường và không hoạt động mạnh huyết áp ở mức dưới 90/60mmHg.

Hiện nay, với sự cải tiến và hiện đại của khoa học kỹ thuật đã ra đời rất nhiều những thiết bị đo huyết áp tự động thay cho cách đo huyết áp bằng ống nghe thông thường. Điều này giúp quá trình phát hiện và điều trị tình trạng tụt huyết áp và cao huyết áp được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2. Triệu chứng khi bị tụt huyết áp

Nếu để tình trạng tụt huyết áp diễn ra liên tục sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng bởi vì huyết áp giúp đẩy máu lưu thông đến khắp cơ thể. Khi cơ thể bị tụt huyết áp, các cơ quan sẽ không tiếp nhận đủ lượng máu và bị thiếu hụt gây ra các triệu chứng:

  • Một dấu hiệu phổ biến cho tình trạng thiếu máu lên não chính là hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm và đứng không vững và chân tay bủn rủn.

  • Có thể nôn liên tục hoặc gặp phải cảm giác nôn nao khó chịu và buồn nôn.

  • Chân tay lạnh và da mặt tái nhợt.

  • Gặp phải tình trạng mất tập trung, không thể tập chung được kèm các biểu hiện khó thở, tim đập nhanh và đau ngực.

  • Khi diễn tiến nặng hơn, người bị tụt huyết áp có thể bị co giật, ngất xỉu, mất ý thức hoặc trở nên lú lẫn,... Đây là những biểu hiện rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng và người bệnh cần được cấp cứu ngay.

Tụt huyết áp khiến mặt mũi tối sầm dẫn đến nhìn mọi thứ không rõ ràng và mờ dần

Tụt huyết áp khiến mặt mũi tối sầm dẫn đến nhìn mọi thứ không rõ ràng và mờ dần

3. Nguyên nhân tụt huyết áp

Tụt huyết áp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm có:

  • Do không bơm máu kịp lên não khi cơ thể có hoạt động đứng lên đột ngột từ tư thế ngồi.

  • Người bệnh có bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, những bệnh này ảnh hưởng đến khả năng kiểm số mức huyết áp của cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng bị tụt huyết áp.

  • Người bệnh gặp phải các tình trạng mất máu hoặc mất nước do nhiều nguyên nhân cũng góp phần làm tụt huyết áp.

  • Mắc các bệnh về tim hoặc phổi khiến tim đập quá nhanh hoặc chậm, làm giảm quá trình co bóp và đẩy máu của tim.

  • Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị thần kinh, trầm cảm hoặc rối loạn cương dương và gây ra tác dụng phụ là tụt huyết áp.

  • Tụt huyết áp do sử dụng rượu, bia và chất kích thích quá nhiều, những biểu hiện này chỉ diễn ra ngắn và nhanh chóng hết đi.

  • Do cơ thể gặp phải các tình trạng sức khỏe ở mức nghiêm trọng như: đau tim và xẹp phổi, rối loạn nhịp tim,... cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp

4. Cách điều trị và phòng ngừa khi bị tụt huyết áp

Tìm ra nguyên nhân và khắc phục là việc rất quan trọng khi gặp phải tình trạng tụt huyết áp. Vì thế, người có những triệu chứng tụt huyết áp cần đi khám sức khỏe để điều trị đồng thời có những biện pháp khắc phục tại nhà tình trạng này.

  • Thay đổi lối sống lành mạnh và sinh hoạt theo hướng tích cực và khoa học.

  • Không sử dụng chất kích thích, hạn chế rượu, bia và nên uống đủ lượng nước trong ngày từ 1,5-2 lít.

  • Nên thêm vào trong bữa ăn những thực phẩm có màu đậm, đậu đỗ, thịt bò, hải sản,... đây là những thực phẩm giúp bổ máu.

  • Ăn uống đúng bữa, có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn mặn hơn.

  • Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột, cũng không nên đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu.

  • Luyện tập thể dục để cải thiện sức khỏe, luôn ngủ đủ giấc và tránh những căng thẳng tinh thần.

Người bị tụt huyết áp nên bổ sung các loại thức ăn bổ máu

Người bị tụt huyết áp nên bổ sung các loại thức ăn bổ máu

Tình trạng tụt huyết áp có thể khắc phục khi người bệnh thăm khám, tìm ra được nguyên nhân và khắc phục và điều trị. Vì thế, khi gặp phải các triệu chứng tụt huyết áp, người bệnh cần nghỉ ngơi và tìm cách khắc phục, đồng thời đến các cơ sở y tế và bệnh viện để được điều trị.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với nhiều năm kinh nghiệm và hoạt động, là địa chỉ uy tín để người dân thăm khám và điều trị tình trạng tụt huyết áp cũng như các vấn đề liên quan đến các bệnh lý khác. Hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện để được tư vấn nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.