Tin tức

Tuyến giáp có nhân giảm âm là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày 13/05/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Tuyến giáp có nhân giảm âm là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, thường gặp ở phụ nữ, người sống trong khu vực thiếu iốt, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp. Bệnh có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, chèn ép cơ quan lân cận và tác động đến tâm lý người bệnh. Bài viết dưới đây là chi tiết về nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tuyến giáp có nhân giảm âm là gì? 

Tuyến giáp có nhân giảm âm là một khái niệm không mới nhưng lại khá xa lạ với nhiều người. Trong đó, nhân tuyến giáp là các khối mô phát triển bất thường trong tuyến giáp. Qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện nhân tuyến giáp dưới nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như: giảm âm, đồng âm, tăng âm hoặc hỗn hợp. 

Tuyến giáp có nhân giảm âm chính là các khối mô phát triển bất thường trong tuyến giáp mà khi siêu âm có đặc điểm giảm âm. Nó có thể lành tính hoặc ác tính, vì vậy cần phải theo dõi kỹ lưỡng để xác định mức độ nguy hiểm và có hướng điều trị phù hợp. Về triệu chứng của bệnh, thường bao gồm các dấu hiệu điển hình như: 

  • Cảm giác vướng cổ, khó nuốt, khó thở nhẹ nếu nhân tuyến giáp lớn. 
  • Thay đổi giọng nói, có thể bị khàn hoặc mất tiếng. 
  • Đau ở vùng cổ. 
  • Mệt mỏi, thay đổi cân nặng (tăng hoặc giảm cân bất thường) nếu phần nhân ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

Trong đa số trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện được qua thăm khám định kỳ. 

Nhân tuyến giáp là các khối mô phát triển bất thường trong tuyến giápNhân tuyến giáp là các khối mô phát triển bất thường trong tuyến giáp

2. Nguyên nhân tuyến giáp có nhân giảm âm 

Nguyên nhân Tuyến giáp có nhân giảm âm thường liên quan đến các yếu tố như: chế độ ăn thiếu hụt iốt, tiếp xúc với môi trường độc hại, di truyền, tình trạng rối loạn tự miễn và thay đổi nội tiết tố. Dưới đây là thông tin chi tiết: 

  • Chế độ ăn thiếu hụt iốt: Đây là một trong các nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý về tuyến giáp, điển hình là nhân giảm âm tuyến giáp. 
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại: Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, bức xạ, các chất gây ô nhiễm môi trường cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có nhân giảm âm tuyến giáp. 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc bướu giáp hoặc ung thư tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Rối loạn tự miễn: Viêm tuyến giáp Hashimoto là một dạng rối loạn tự miễn điển hình, gây tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc nhân giảm âm tuyến giáp.
  • Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cao hơn do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. 

Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa và có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ tốt cho bản thân và gia đình. 

3. Chẩn đoán và xét nghiệm liên quan 

Dựa vào siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết kích thước, hình dạng, bờ viền và mức độ giảm âm của nhân tuyến giáp. Ngoài ra, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm liên quan khác để xác định bản chất của nhân giảm âm và những phát triển bất thường trong tuyến giáp, bao gồm: xét nghiệm máu, chọc tế bào, sinh thiết và xạ hình tuyến giáp. Cụ thể: 

  • Siêu âm tuyến giáp: Giúp tạo hình ảnh tuyến giáp, cho phép bác sĩ đánh giá cụ thể kích thước, hình dạng và đặc điểm của nhân giảm âm. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp đo nồng độ của các hormone như T3, T4, TSH để kiểm tra chức năng tuyến giáp.
  • Chọc tế bào, sinh thiết: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chọc tế bào nhân tuyến giáp hoặc sinh thiết để kiểm tra có tế bào ung thư hay không.
  • Xạ hình tuyến giáp: Được thực hiện để đánh giá mức độ hoạt động của các nhân tuyến giáp. 

Bác sĩ thăm khám lâm sàng để xác định sự hiện diện của khối u tuyến giáp Bác sĩ thăm khám lâm sàng để xác định sự hiện diện của khối u tuyến giáp 

4. Cách phòng ngừa tuyến giáp có nhân giảm âm

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa nhân giảm âm tuyến giáp bằng một số cách sau: 

  • Chế độ ăn đủ iốt: Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, sử dụng muối iốt, ăn những thực phẩm giàu iốt như cá biển, rong biển, sữa và các sản phẩm từ sữa,... để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp. 
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại: Tránh tiếp xúc với hóa chất công nghiệp độc hại như benzen, formaldehyde,.. vì chúng có thể làm tổn thương tuyến giáp và gia tăng nguy cơ mắc nhân giảm âm tuyến giáp. 
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị phù hợp, đặc biệt nếu bạn nằm trong những nhóm đối tượng sau: phụ nữ trung niên, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp. 
  • Giữ lối sống lành mạnh: Tập thể dục mỗi ngày, tránh căng thẳng quá mức,... sẽ giúp ổn định hệ miễn dịch và nội tiết tố. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp.
  • Không tự ý dùng thuốc nội tiết tố: Tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc nội tiết khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng tuyến giáp.

Siêu âm định kỳ sẽ giúp phát hiện những bất thường về tuyến giáp và có hướng điều trị phù hợpSiêu âm định kỳ sẽ giúp phát hiện những bất thường về tuyến giáp và có hướng điều trị phù hợp

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa tuyến giáp nhân giảm âm. Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ iốt vào chế độ ăn, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, khám sức khỏe định kỳ và giữ lối sống lành mạnh. 

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ