Tin tức
Tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp như thế nào?
- 01/02/2023 | Ung thư tuyến giáp: các dấu ấn sinh học huyết thanh, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng, cá...
- 30/01/2023 | Ung thư tuyến giáp thể nhú là bệnh gì?
- 29/12/2022 | Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
1. Tìm hiểu về nguyên nhân, những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh xảy ra khi xuất hiện tình trạng các tế bào tuyến giáp tăng sinh bất thường. Đây là bệnh lý hay gặp hơn ở nữ giới.
Trước khi tìm hiểu tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp như thế nào, bạn đọc có thể điểm qua một số nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh lý này với những thông tin sau đây.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Tuy rằng nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tuyến giáp cho tới nay vẫn chưa thể xác định rõ ràng, bạn cần lưu ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
-
Giới tính: rủi ro bị bệnh cao hơn ở nữ giới.
-
Bệnh lý tuyến giáp.
-
Yếu tố liên quan đến di truyền.
-
Tình trạng nhiễm phóng xạ.
-
Xảy ra rối loạn ở hệ miễn dịch.
-
Thừa cân, béo phì.
-
Bị thiếu hay bị thừa i ốt.
-
Nghiện rượu bia, thói quen hút thuốc lá, lối sống thiếu khoa học.
-
Phải có sự tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp của nữ giới là cao hơn nam giới
1.2. Các dấu hiệu của bệnh
Người bệnh bị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng. Mặc dù vậy, cần cảnh giác trước một vài triệu chứng sau:
- Thấy ở vùng cổ có sự xuất hiện của một khối u cứng khi sờ hay nhìn bằng mắt thường. Lúc người bệnh nuốt thì khối u này cũng di chuyển theo nhịp nuốt đó.
- Vùng cổ có hạch mềm, nhỏ, cùng bên với bên mà khối u xuất hiện.
Đến giai đoạn muộn, bệnh có một số triệu chứng như:
- Khó khăn khi nuốt, thở.
- Khàn tiếng.
- Có thể xảy ra hiện tượng bị thâm nhiễm da tại vị trí vùng cổ.
- Nổi hạch cổ.
- Giảm cân một cách bất thường.
Ung thư tuyến giáp ở giai đoạn muộn khiến người bệnh khó khăn khi nuốt
2. Tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp như thế nào?
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh có tiên lượng tốt và bệnh nhân có thể được chữa khỏi khi phát hiện và thực hiện điều trị bệnh sớm. Tuy nhiên, sau khi đã hoàn thành điều trị, vẫn còn đó khả năng tái phát bệnh. Thậm chí là kể cả khi bệnh nhân đã kết thúc điều trị từ 10 đến 20 năm.
Cụ thể, tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp là 30%, nhất là tại vị trí vùng cổ có thể chiếm 80%. Còn lại là bị ung thư tuyến giáp di căn xa đến xương, gan, phổi,...
Các dấu hiệu của bệnh khi tái phát như sau:
- Cổ bị sưng, ở cổ có sự xuất hiện lại của khối u. Sự phát triển của khối u thường rất nhanh khi bệnh tái phát.
- Tình trạng khó thở, khó nuốt gia tăng.
- Bị ho liên tục, kéo dài.
- Bị đau cổ từ đằng trước lên tới tai.
Phương pháp điều trị được lựa chọn cho bệnh nhân khi căn bệnh này tái phát sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Đó là vị trí ung thư tái phát, phương pháp điều trị được áp dụng khi bệnh nhân mắc bệnh lần đầu, tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân và mong muốn của họ. Cụ thể, những phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp tái phát có thể là: thực hiện phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích hay có thể phối hợp những phương pháp này.
Người bệnh vẫn có thể bị tái phát ung thư tuyến giáp sau khi đã điều trị bệnh
3. Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp sau khi điều trị
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người bị ung thư tuyến giáp sau khi đã thực hiện việc điều trị.
3.1. Theo dõi và định kỳ đi tái khám
Sau khi đã được điều trị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân không được bỏ qua việc thực hiện theo dõi và định kỳ đi tái khám theo đúng như lịch hẹn của bác sĩ. Thông qua đó, người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe, nguy cơ tái phát của ung thư và các tác dụng phụ bệnh nhân có thể đối diện do một số phương pháp điều trị làm xuất hiện.
Trong quá trình này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ bất cứ triệu chứng hay vấn đề mới nào bản thân gặp phải.
Người bệnh sau khi điều trị ung thư tuyến giáp cần thực hiện theo dõi và định kỳ đi tái khám
3.2. Về lối sống, chế độ ăn uống
Thực hiện những thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có thể đem lại những tác động tích cực đối với sức khỏe của người bệnh. Cùng với đó, cũng góp phần trong việc giúp làm giảm đi khả năng tái phát bệnh ung thư tuyến giáp.
Cụ thể, một số lời khuyên dành cho người bệnh như sau:
-
Không hút thuốc lá.
-
Hạn chế việc uống rượu bia.
-
Ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại rau củ quả, hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, thịt đỏ,...
-
Duy trì một cách đều đặn việc tập thể dục với những bài tập phù hợp.
-
Duy trì mức cân nặng hợp lý.
3.3. Tâm sự, nói chuyện với người bạn tin tưởng
Có không ít bệnh nhân sau khi đã điều trị khỏi ung thư tuyến giáp vẫn thường xuyên cảm thấy lo sợ về rủi ro bệnh tái phát. Lúc này, người bệnh có thể nói chuyện, chia sẻ tâm sự về vấn đề đó với những người xung quanh mà bản thân tin tưởng. Đó có thể là bố mẹ, anh chị em, bạn bè hay bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ giúp người bệnh phần nào đó giải tỏa được tâm lý cũng như có thể nhận được những lời khuyên để trở nên tích cực hơn, góp phần đẩy lùi nguy cơ tái phát ung thư.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp tỷ lệ tái phát ung thư tuyến giáp như thế nào. Nếu cần được chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hoặc những căn bệnh ung thư khác, quý khách hàng hãy đến tại chuyên khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Để được giải đáp các thắc mắc và đặt lịch khám sớm, vui lòng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho quý khách.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!