Tin tức
U tuyến yên khi mang thai nguy hiểm không và cách điều trị
- 22/05/2021 | Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng những phương pháp nào?
- 27/05/2021 | U tuyến yên và những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh
- 30/06/2021 | Suy giảm hormone tuyến yên là gì và phương pháp điều trị
1. U tuyến yên khi mang thai có nguy hiểm không?
Sự tăng trưởng bất thường của khối u trong tuyến yên ở phụ nữ mang thai thường gây tăng hormone Prolactin và bất thường về nồng độ các hormone tuyến này sản xuất. Nhiệm vụ chính của tuyến yên là sản xuất hormone cân bằng nội tiết tố, tác động và điều hòa hoạt động của các tuyến khác trong cơ thể. Vì thế u tuyến yên sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của các cơ quan.
U tuyến yên có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ
Đa số u tuyến yên nói chung và u tuyến yên ở phụ nữ mang thai là lành tính, nó có thể phát triển kích thước tăng dần theo thời gian song không bị lan sang các phần khác của cơ thể. Vì thế u tuyến yên hầu hết có thể điều trị được.
Ảnh hưởng lớn nhất của u tuyến yên làm tăng hormone Prolactin là gây vô sinh ở cả nam và nữ giới do gây rối loạn hormone sinh dục (estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới). Khi điều trị cân bằng được hormone Prolactin, bệnh nhân có thể phục hồi được khả năng sinh sản. Với phụ nữ bị u tuyến yên nhẹ, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng có thai sẽ vẫn duy trì, song rất nguy hiểm cho thai nhi.
U tuyến yên làm giảm khả năng mang thai ở phụ nữ
Quá trình rụng trứng và kinh nguyệt vẫn xảy ra bình thường. Nhưng tăng hormone Prolactin sẽ khiến cơ thể sản xuất ít hormone Progesterone sau rụng trứng, khi đó trứng thụ tinh khó có thể làm tổ và mang thai an toàn được. Ảnh hưởng của u tới phụ nữ mang thai còn phụ thuộc vào kích thước khối u, cụ thể:
U tuyến yên nhỏ hơn 10mm
Hầu hết trường hợp u tuyến yên nhỏ hơn 10mm sẽ không phát triển hoặc phát triển không đáng kể trong suốt thai kỳ, vì thế mẹ có thể mang thai an toàn. Việc khối u tuyến yên tăng tiết Prolactin sẽ cần xem xét điều trị bằng thuốc để kiểm soát, đảm bảo an toàn cho thai và sự phát triển tốt nhất của thai.
U tuyến yên lớn hơn 10mm nhưng điều trị hiệu quả
Khối u kích thước lớn khi được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, khiến kích thước khối u nhỏ lại thì vẫn có khoảng 30% bệnh nhân trong thai kỳ kích thước u vẫn tiếp tục tăng lên. Bác sĩ sẽ xem xét can thiệp trong trường hợp cần thiết.
U tuyến yên hoạt động mạnh làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dị dạng thai nên điều trị là cần thiết. Trong trường hợp không đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ xem xét ngừng thai kỳ và điều trị đến khi an toàn để mang thai.
Cần điều trị nếu kích thước u lớn, ảnh hưởng đến thai kỳ
Ngoài ra, một số thuốc điều trị u tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như các thuốc cabergoline, bromocriptine. Nếu phát hiện mang thai, bệnh nhân cần dừng thuốc điều trị ngay và đi khám bác sĩ để dùng thuốc điều trị thay thế an toàn hơn.
2. Theo dõi tình trạng bệnh ở phụ nữ mang thai bị u tuyến yên
Với trường hợp u tuyến yên kích thước nhỏ hơn 10mm, phát triển chậm, sức khỏe mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh thì hầu hết bệnh nhân chỉ cần về nhà theo dõi, không cần điều trị bằng thuốc. Song vẫn cần thăm khám định kỳ để kiểm tra kích thước u cũng như ảnh hưởng của u đến sức khỏe thai kỳ.
Với u kích thước lớn, có nguy cơ cao thì cần điều trị bằng thuốc thích hợp. Bệnh nhân vẫn phải theo dõi triệu chứng bệnh ở nhà, có 2 biểu hiện nguy hiểm và quan trọng nhất phải theo dõi là thị lực và đau đầu.
Tình trạng nhìn mờ, nhìn đôi, thị lực không bình thường
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy khối u phát triển kích thước lớn và gây rối loạn hormone, cần đến khám bác sĩ ngay và thông báo về dấu hiệu bệnh bạn gặp phải.
Tình trạng đau đầu
Nếu đau đầu dữ dội, thường xuyên, nặng dần thì bệnh nhân bị u tuyến yên cũng cần tới gặp bác sĩ ngay. Đây có thể do khối u lớn chèn ép vào các mô khác của não rất nguy hiểm.
Theo dõi triệu chứng đau đầu ở phụ nữ mang thai bị u tuyến yên
Không nên chủ quan với u tuyến yên ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là rối loạn hormone tuyến yên sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thăm khám kiểm tra tình trạng bệnh ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ đánh giá thị lực, thị trường và xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ hormone liên quan. Cùng với đó, chụp cộng hưởng từ là cần thiết để kiểm tra kích thước khối u.
3. Phụ nữ mang thai bị u tuyến yên điều trị như thế nào?
Khi u tuyến yên gây suy tuyến yên, tăng nồng độ hormone Prolactin hoặc gây giảm thị lực, kích thước khối u lớn nguy hiểm, phụ nữ mang thai sẽ cần điều trị. Các phương pháp điều trị chính u tuyến yên khi mang thai bao gồm:
3.1. Dùng thuốc
Thuốc duy nhất có thể sử dụng điều trị u tuyến yên an toàn với phụ nữ mang thai là Bromocriptin, có tác dụng kiểm soát kích thước khối u, cải thiện thị lực và giảm đau đầu. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không đáp ứng thuốc, khi đó bệnh nhân cần phẫu thuật.
3.2. Phẫu thuật
Nếu khối u tuyến yên kích thước lớn, chèn ép lên dây thần kinh thị giác thì cần phẫu thuật loại bỏ, đa phần sẽ phẫu thuật nội soi và cắt bỏ qua mũi và xoang.
3.3. Xạ trị
Xạ trị được sử dụng điều trị trong trường hợp khối u lớn nhưng không thể phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai phương pháp này không được khuyến khích do có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị tật ở trẻ sơ sinh.
Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với phụ nữ mang thai bị u tuyến yên còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Sau điều trị, u tuyến yên có thể tái phát nên vẫn cần thăm khám thường xuyên để kiểm tra bằng xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ,…
U tuyến yên khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi nên không nên chủ quan. Cần đi khám và tham khảo y kiến của bác sĩ, xem xét điều trị trong trường hợp cần thiết. Cần đặc biệt cẩn trọng trong lựa chọn thuốc điều trị u tuyến yên để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!