Tin tức
Đi chích ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý những điều gì?
- 08/02/2020 | Xét nghiệm PAP trợ thủ đắc lực trong tầm soát ung thư cổ tử cung
- 05/12/2019 | Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?
- 08/01/2020 | Giải đáp thắc mắc: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?
- 07/12/2019 | Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu chất lượng, an toàn, chính xác?
- 13/12/2019 | Xét nghiệm PAP có ý nghĩa gì trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung?
1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
Trước khi tìm hiểu những điều bạn cần biết về việc chích ngừa ung thư cổ tử cung, các chị em cần hiểu được bệnh này gây ra những ảnh hưởng gì?
Đa số các bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều nhiễm virus HPV - chúng còn được biết đến với tên gọi Human Papilloma Virus. Tuy nhiên không phải tất cả những người nhiễm loại virus này đều bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vì thế bạn không cần quá lo lắng.
Đa số bệnh nhân ung thư cổ tử cung đều nhiễm vi rút HPV
Vậy virus HPV liệu có lây nhiễm từ người qua người hay không? Câu trả lời là có, chúng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Ví dụ như, qua tiếp xúc trực tiếp da của người bệnh, qua quá trình quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng.
Đối với những người phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa chạy thành công lại càng mong manh hơn. Chính vì thế, chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, trong đó chích ngừa ung thư cổ tử cung là việc các chị em phụ nữ nên làm.
2. Tìm hiểu về vắc xin ung thư cổ tử cung
Có thể nói, bệnh ung thư cổ tử cung vẫn chưa có thuốc đặc trị vì vậy quá trình điều trị bệnh rất phức tạp và chưa đem lại hiệu quả thực sự cao. Cách tốt nhất chúng ta nên làm đó là chủ động chích ngừa ung thư cổ tử cung.
Vậy loại vắc xin này có đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn đối với người phụ nữ hay không? Theo các bác sĩ vắc xin HPV có tác dụng chính đó là ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh do vi rút HPV type 16, type 18 gây ra cho phụ nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung.
Vắc xin này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi nữ giới được tiêm phòng sớm. Trong đó, thời điểm phù hợp để tiêm vắc xin phòng bệnh đó là từ 9 - 26 tuổi. Đặc biệt vắc xin sẽ đem lại hiệu quả phòng bệnh cao đối với những người chưa từng quan hệ tình dục.
Nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 nên chích ngừa ung thư cổ tử cung.
3. Những loại vắc xin phổ biến hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin được sử dụng để chích ngừa ung thư cổ tử cung. Đó là vắc xin có tên Gardasil xuất xứ từ Mỹ và vắc xin Cervarix xuất xứ từ Bỉ.
Mỗi loại vắc xin có chứa thành phần và một số tác dụng khác nhau, lịch tiêm phòng của mỗi loại cũng có sự khác biệt. Vì thế, trước khi quyết định tiêm loại nào, bạn nên nghiên cứu thật kỹ, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Cụ thể, vắc xin Gardasil có tác dụng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18, vì thế chúng giúp phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và một số bệnh liên quan.
Trong khi đó vắc xin Cervarix chỉ có nhiệm vụ chính đó là phòng virus HPV tuýp 16 và 18. Chính vì vậy loại vắc xin này thường được dùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ. Thông thường, giá thành của loại vắc xin này cũng rẻ hơn so với vắc xin Gardasil kể trên.
Tùy với mục đích và điều kiện tài chính, chị em có thể lựa chọn tiêm loại vắc xin phù hợp nhất với mình. Trên thực tế, đây không phải là vắc xin bắt buộc tuy nhiên hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ nên tiêm để bảo vệ sức khỏe.
4. Người bị nhiễm vi rút HPV có thể tiêm vắc xin hay không?
Không thể phủ nhận rằng vắc xin HPV sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời, vì thế các chị em phụ nữ đều được khuyến khích thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, có rất nhiều người thắc mắc liệu bệnh nhân đã bị nhiễm vi rút HPV có thể tiêm phòng vắc xin hay không?
Một số người cho rằng, họ đã nhiễm vi rút HPV rồi nên dù có tiêm vắc xin thì cũng không đem lại hiệu quả. Song, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân nhiễm vi rút HPV vẫn nên tiêm phòng nếu có điều kiện.
Bởi vì, vi rút HPV được chia ra làm nhiều type khác nhau, khi tiêm phòng vắc xin bạn có khả năng phòng tránh những bệnh hiệu quả.
5. Phụ nữ đã quan hệ tình dục tiêm phòng được không?
Các bác sĩ thường khuyến khích phụ nữ chưa quan hệ tình dục nên đi tiêm phòng sớm, bởi vì vắc xin sẽ phát huy tối đa tác dụng và ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Vậy người phụ nữ đã từng quan hệ tình dục có thể tiêm phòng vắc xin được hay không?
Câu trả lời là có, tuy nhiên trước khi thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đi xét nghiệm HPV. Tốt nhất chị em nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe và xin tư vấn của các bác sĩ giàu kinh nghiệm trước khi quyết định tiêm phòng.
Phụ nữ đã quan hệ tình dục nếu đảm bảo một số yêu cầu vẫn có thể tiêm vắc xin.
Đối với người phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, họ cần đạt một số yêu cầu để có thể tiến hành tiêm vắc xin. Trong đó, các yêu cầu có thể kể đến như: không có thai trong thời gian tiêm phòng, cơ thể khỏe mạnh và chưa có tiền sử phản ứng với thành phần của thuốc. Đặc biệt, bạn phải đảm bảo rằng mình đang khỏe và không bị bệnh cấp tính.
Đó là một số yêu cầu bạn cần quan tâm nếu muốn tiêm phòng vắc xin HPV.
6. Một số lưu ý sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung
Các bạn không nên chủ quan rằng mình đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ thì sẽ không bị mắc bệnh. Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe ổn định chị em phụ nữ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì lối sống lành mạnh. Trong đó, quan trọng nhất là việc tập luyện thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ kết hợp tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm định kỳ.
Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, các bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Như vậy, chúng ta mới sở hữu sức khỏe tốt, không mắc bệnh hiểm nghèo.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!