Tin tức

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: cách nhận biết và phương pháp điều trị

Ngày 01/02/2023
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối giống như bản án tử đối với người bệnh. Thông thường, bệnh có tiên lượng kém, bệnh nhân khó đáp ứng với phương thức điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ được coi là phương pháp chính để giúp cho người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, biết các dấu hiệu nhận biết giúp bạn sớm có các biện pháp điều trị để kéo dài cuộc sống.

1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khi khối u ác tính đã di căn đến một hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể, có thể kể đến như: phổi, gan, hạch bạch huyết, xương, não,... Trong đó, các bác sĩ thường phân loại bệnh ung thư dạ dày làm 2 giai đoạn chính bao gồm:

  • Ung thư dạ dày giai đoạn IV: Ung thư đã bắt đầu phát triển xuyên qua thành dạ dày vào đến các cơ quan hoặc mô lân cận xung quanh. Hoặc nó có thể lan ra những hạch bạch huyết kề cận trong khoang bụng. Tuy nhiên chưa lan rộng đến những bộ phận khác ở xa hơn;

  • Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Khối u đã di căn tới các bộ phận khác ở xa dạ dày hơn như phổi, gan, hạch bạch huyết ở xa, các mô lót trong bụng.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối đe dọa tới tính mạng con người 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối đe dọa tới tính mạng con người 

2. Triệu chứng đặc trưng ung thư dạ dày giai đoạn cuối

So với những giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt thì triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ rõ rệt hơn. Cụ thể về các dấu hiệu nhận biết đặc trưng mà người bệnh cần hết sức lưu tâm để đi thăm khám và có cách trị liệu thích hợp:

2.1. Đi ngoài phân màu đen 

Một trong các dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn hiếm muộn là đi ngoài ra phân đen. Nguyên nhân là do máu trên khối u dạ dày bị vỡ hoặc tổn thương dẫn đến xuất huyết rồi chảy xuống hậu môn, đi cùng thức ăn và dẫn tới đại tiện phân đen. Ngoài ra, phân đen có biểu hiện kèm theo của phân dính máu.

2.2. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa

Khối u chèn ép thành dạ dày làm cho việc dung nạp lượng thức ăn trở nên ngày càng khó khăn. Đồng thời gây cản trở việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn có trong dạ dày. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn hay nôn mửa. Thậm chí trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu kèm thức ăn do khối u trong dạ dày đã lớn, bị vỡ và làm loét dạ dày dẫn đến chảy máu.

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày

2.3. Chức năng tiêu hóa rối loạn

Do tác động từ sự bào mòn của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cùng tác dụng phụ của phương pháp trị liệu mà người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Từ đó khiến cân nặng sụt giảm đột ngột, hoa mắt, chóng mặt. Cũng bởi vậy mà người bệnh khó khăn trong việc lao động, sinh hoạt như người bình thường.

2.4. Đau trướng bụng dữ dội

Nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau âm ỉ tại vùng bụng, đầy bụng thì trong giai đoạn cuối những cơn đau, trướng bụng càng xuất hiện ngày một nhiều và rõ rệt. Trong đó, vùng đau tập trung thường ở trên rốn. 

Hiện tượng này xuất hiện khi khối u đã lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, xương,... và chèn ép vào dây thần kinh của người bệnh.

2.5. Thiếu máu

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối làm cho người bệnh chán ăn, cơ thể suy nhược trầm trọng vì không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, việc ăn uống càng khó khăn hơn khi nạp thức ăn vào cơ thể luôn có cảm giác nuốt nghẹn, buồn nôn và nôn.

 Cùng với đó là đi ngoài ra máu càng làm cho cơ thể của người bệnh sụt cân nhanh dẫn tới luôn trong tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể.

2.6. Sờ có khối u vùng bụng

Khối u khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày đã dần phát triển với kích thước lớn. Vì thế, nếu bạn lấy tay sờ vào vùng bụng có thể dễ dàng nhận thấy một khối u rắn “tồn tại”.

2.7. Suy kiệt thể trạng

Người bệnh bước vào giai đoạn suy kiệt cơ thể, mệt mỏi và ốm yếu hơn trong những ngày cuối cùng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường có các biểu hiện sau:

  • Thở chậm, hụt hơi hoặc thở dốc;

  • Cổ họng bị nghẹn, khó thở do chất lỏng bị vướng lại trong cơ thể nhưng không thể nuốt hoặc nhổ ra;

  • Da xanh hoặc xám xịt, đặc biệt là bàn tay và bàn chân;

  • Môi khô;

  • Đi tiểu ít hoặc mất kiểm soát;

  • Các cử chỉ không tự chủ được và có thể lặp lại nhiều cử động;

  • Luôn cảm thấy bồn chồn trong người;

  • Mất nhận thức thời gian, khó nhớ tên của người khác hoặc cả người thân thích;

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối khiến người bệnh gặp phải ảo giác, mất dần ý thức

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối khiến người bệnh gặp phải ảo giác, mất dần ý thức

3. Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày bước vào giai đoạn muộn là lúc các tế bào ung thư đã di căn ra hầu khắp các bộ phận của cơ thể. Do đó mà tỷ lệ sống sót của người bệnh sau 5 năm chỉ vào khoảng 6%. 

Đối với người bệnh trong giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ tình trạng bệnh bao gồm bổ sung dinh dưỡng tích cực và liệu pháp tâm lý là điều cần làm để giúp cho họ nâng cao chất lượng cuộc sống.

4. Phương thức điều trị giảm nhẹ ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Việc trị liệu giai đoạn cuối bệnh ung thư dạ dày tùy thuộc vào kích thước của khối u và vị trí trong cơ thể. Cũng như là những triệu chứng mà người bệnh gặp phải và các cách điều trị đã áp dụng trước đó.

Qua đó, để thu nhỏ hoặc làm giảm sự phát triển của khối u ác tính, hạn chế triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp trị liệu như sau:

4.1. Sử dụng hóa trị

Hóa trị dùng cho bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Đồng thời một liệu pháp cũng giúp giảm nhẹ những triệu chứng phát tác và cải thiện cuộc sống sinh hoạt cho người bệnh.

4.2. Sử dụng xạ trị 

Bác sĩ sẽ dùng tia phóng xạ năng lượng cao như tia X nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc biệt, phương pháp này được áp dụng sau phẫu thuật sẽ tiêu diệt được những tế bào ung thư còn sót lại. Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm với hóa chất giúp thu nhỏ khối u và hạn chế các triệu chứng.

4.3. Sử dụng thuốc 

Thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng với mục tiêu thay đổi cách thức hoạt động của khối u và giúp kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư. Theo đó, thuốc hoạt động bằng cách nhắm vào những điểm mà giúp tế bào ung thư sống sót và phát triển để hạn chế sự nhân lên hay tiêu diệt tế bào ác tính.

4.4. Phương pháp điều trị khác 

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối làm chèn ép hoặc gây bít tắc đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp tình trạng sức khỏe của người bệnh, dẫn tới cơ thể đau đớn, suy kiệt. Vì vậy, bác sĩ có thể sử dụng thêm những phương pháp khác nhằm cải thiện triệu chứng gồm:

  • Laser: Kết hợp dùng chùm ánh sáng nóng nhằm đốt cháy tế bào ung thư gây tắc nghẽn;

  • Đặt ống stent: Được đưa vào cơ thể với mục đích mở rộng dạ dày của người bệnh để lượng thức ăn lưu thông hoàn toàn xuống ruột.

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất

Trường hợp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 90%. Còn nếu để tế bào di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến ung thư dạ dày giai đoạn cuối, chủ yếu chỉ sử dụng được liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ đau đớn, cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng mỗi lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần để tầm soát ung thư dạ dày ở người có nguy cơ cao từ 40 tuổi trở lên. 

Để đặt lịch khám sức khỏe, tư vấn, điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn vui lòng gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ