Tin tức
Ung thư phổi có lây không và cách phòng ngừa
- 19/07/2020 | Chụp CT phổi - giải pháp tầm soát ung thư phổi hiệu quả
- 22/06/2020 | Ung thư phổi giai đoạn cuối - Nỗi ám ảnh đáng sợ trong xã hội
- 19/10/2020 | Gói tầm soát ung thư phổi - Cơ hội phát hiện sớm mầm bệnh chưa có biểu hiện
- 12/10/2020 | Đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi
1. Tìm hiểu chung về ung thư phổi
ung thư phổi xảy ra khi các tế bào đột biến gen tăng sinh bất thường trong mô phổi. Đồng thời, các tế bào này phát triển và nhân lên không theo sự kiểm soát của cơ thể. Chúng nhanh chóng hình thành nên các khối u ác tính làm suy yếu chức năng của phổi. Theo thời gian, các khối u ngày càng tăng dần về kích thước và xâm lấn đến các cơ quan xung quanh.
Ung thư phổi gồm hai thể: ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ. Trong tổng số bệnh nhân mắc ung thư phổi, thì có khoảng 15% người bị ung thư phổi tế bào nhỏ, đây là loại ung thư phát triển rất nhanh. Ngược lại ung không phải tế bào nhỏ, ít nguy hiểm và tiến triển chậm hơn, loại này chiếm khoảng 85% trong tổng số ca mắc bệnh.
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào đột biến gen tăng sinh bất thường trong mô phổi
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi ít biểu hiện triệu chứng nên rất khó phát hiện. Nếu điều trị sớm ở giai đoạn này, thì bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh chỉ tìm đến bác sĩ khi có các biểu hiện như: ho, khó thở, tức ngực,… do các khối u lớn chèn ép đường thở, dẫn đến khó khăn trong công tác điều trị.
2. Vậy thì ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi có lây không đã trở thành mối bận tâm của rất nhiều người, nhất là gia đình có thành viên mắc bệnh. Theo các nhà khoa học, bệnh ung thư phổi không có tính chất lây nhiễm qua bất cứ con đường nào. Bệnh nhân ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm, do đó không có khả năng truyền bệnh ra ngoài môi trường. Vì vậy, những người tiếp xúc với bệnh nhân ung thư phổi sẽ không bị mắc bệnh.
Ung thư phổi có lây không, theo các nhà khoa học thì bệnh không có tính chất lây nhiễm
Giải đáp bệnh ung thư phổi có di truyền hay không
Ung thư phổi có lây không, câu trả lời chắc chắn là không. Mặc dù không lây nhiễm, nhưng bệnh lại có khả năng di truyền giữa các thế hệ trong gia đình, khoảng 5 - 10%. Đối với người sống trong gia đình có thành viên mắc ung thư phổi, thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với bình thường. Bởi vì các tế bào đột biến gen trong cơ thể có thể di truyền từ đời bố sang đời con, thậm chí là đời cháu,... Trong một số trường hợp, ở đời trước các tế bào này sẽ không phát triển thành các tế bào ung thư. Nhưng đến đời sau thì chúng lại kết hợp với các yếu tố nguy cơ và gây bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư phổi là gì
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể chưa biết:
-
Môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại như: phóng xạ, chì, kẽm, khói bụi,…
-
Thuốc lá có chứa Nicotin là chất độc hại đối với cơ thể. Những người nghiện hút thuốc lá hay thường xuyên phải hít phải khói thuốc thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
-
Lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích như: bia rượu, ít vận động,…
-
Bệnh viêm phổi mạn tính làm tổn thương phổi và hệ thống hô hấp nghiêm trọng. Vì vậy, những người mắc bệnh này sẽ có khả năng bị ung thư phổi cao.
-
Vi khuẩn lao gây nhiều biến chứng có hại cho phổi như: xơ phổi, đột biến gen,… từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nên có các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư phổi.
3. Phòng ngừa bệnh ung thư phổi như thế nào
Ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Bất kì ai cũng có thể mắc bệnh, vì vậy phòng ngừa bệnh là việc hết sức quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đơn giản có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình trước các yếu tố nguy cơ gây hại:
Lên khẩu phần ăn uống khoa học, hợp lý:
Khẩu phần ăn uống hàng ngày khoa học, hợp lý có ý nghĩa trong việc hạn chế các nguy cơ gây bệnh. Trong các loại rau củ quả tươi, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Đồng thời, những chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do - yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Trong các loại rau củ quả tươi, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Lối sống lành mạnh:
Các yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, rượu bia, môi trường làm việc độc hại,… có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồng thời tránh xa các hóa chất gây ung thư. Thường xuyên tập thể dục, kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người xung quanh.
Thường xuyên tập thể dục, kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe
Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ:
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi ít biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Chỉ có cách Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ thì mới có thể phát hiện sớm bệnh. Từ đó, quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn, cơ hội sống của người bệnh cũng dần tăng lên. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe và tiến hành tầm soát ung thư định kỳ.
Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có câu trả lời về: “Ung thư phổi có lây không?” Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh nên phòng bệnh là việc hết sức quan trọng. Hy vọng những biện pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình. Để phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh sớm, bạn nên đến các cơ sở uy tín để kiểm tra và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!