Tin tức

Ung thư thực quản sống được bao lâu và những cách điều trị

Ngày 09/05/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ăn uống thiếu khoa học,... là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Vậy, bệnh lý này điều trị có phức tạp không và người mắc ung thư thực quản sống được bao lâu?

1. Tìm hiểu về ung thư thực quản

Ung thư thực quản là tình trạng tế bào trong thực quản phát triển bất thường và mất kiểm soát, từ đó xâm lấn đến các lớp thuộc thành thực quản và hệ cơ quan lân cận. Bệnh chia thành 2 nhóm là:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy phân bố chủ yếu tại đoạn trên và giữa thực quản.
  • Ung thư biểu mô tuyến phân bố chủ yếu tại đoạn dưới hoặc giữa thực quản. 

Ung thư thực quản khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Ung thư thực quản khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt 

Ung thư thực quản diễn biến theo 4 giai đoạn. Đến giai đoạn cuối, tế bào gây bệnh sẽ di căn đến nhiều hệ cơ quan khác như hệ xương, phổi, não bộ, gan,...

2. Triệu chứng đặc trưng ở người bị ung thư thực quản

Từ giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh chưa thực sự rõ nét khiến người bệnh khó nhận biết. Những biểu hiện ở giai đoạn này chủ yếu chỉ có nuốt rát, rát vùng họng hoặc sau xương ức, có thể nhầm lẫn với trào ngược, phải để ý mới thấy được. 

Khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, có sự chèn ép các cơ quan lân cận thì biểu hiện sẽ càng rõ rệt, cụ thể: 

  • Khó nuốt, thậm chí là bị nghẹn ngay cả khi ăn thức ăn mềm như cháo. 
  • Cân nặng sụt giảm bất thường. 
  • Vùng ngực sau xương ức xuất hiện cơn đau. 
  • Nôn ói (nôn ra thức ăn kèm máu nhưng không có dịch vị). 
  • Nước bọt có xu hướng tiết nhiều. 
  • Khó thở (dấu hiệu cho thấy khối u đã di căn đến phổi và một số hệ cơ quan khác). 
  • Đau tức ngực, đau bụng. Cơn đau có thể lan vào xương. 

Người bệnh cảm thấy khó nuốt ngay cả khi ăn thức ăn mềm

Người bệnh cảm thấy khó nuốt ngay cả khi ăn thức ăn mềm 

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

Theo nghiên cứu công bố trên Bệnh viện MAYO CLINIC (Hoa Kỳ), có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Cụ thể như: 

  • Lạm dụng rượu, bia. 
  • Hút thuốc lá theo hướng chủ động hoặc thụ động. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học. Chẳng hạn như lười ăn rau củ quả, ăn nhiều thực phẩm chứa Nitrosamin (dưa, cà muối, đồ đóng hộp,...), thực phẩm chế biến kỹ trên 60 độ C. 
  • Các bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,... cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 
  • Béo phì, tăng cân mất kiểm soát. 
  • Virus HPV. 
  • Gen di truyền. 
  • Thực quản bị tổn thương,…

Người lạm dụng rượu, bia có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng

Người lạm dụng rượu, bia có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng 

4. Ung thư thực quản sống được bao lâu? 

Thực tế, tiên lượng sống của người bệnh sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: 

  • Giai đoạn phát hiện bệnh: Càng phát hiện sớm, điều trị thời thì khả năng sống thêm của người bệnh lại càng cao. 
  • Phương pháp điều trị bệnh: Tùy theo sự phù hợp với phương pháp điều trị bệnh, tính hiệu quả cũng sẽ khác nhau nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của người bệnh. 
  • Thể trạng sức khỏe của người bệnh: Một sức khỏe tốt sẽ giúp người bệnh chống chói với bệnh tật, đáp ứng điều trị tốt hơn. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng khoa học có thể tăng cường sức khỏe cho người bệnh. 

Ung thư thực quản sống được bao lâu dựa vào nhiều yếu tố

Ung thư thực quản sống được bao lâu dựa vào nhiều yếu tố 

Trong đó, việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn nào quyết định lớn đến khả năng sống thêm của người bệnh. Cụ thể:

  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn I: Tỷ lệ sống thêm trên 5 năm sau điều trị có thể đạt 80%. 
  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn IIA: Tỷ lệ sống thêm trên 5 năm của người bệnh dao động trong khoảng 50% đến 80%.
  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn IIB: Tỷ lệ sống thêm trên 5 năm của người bệnh dao động trong khoảng 10% đến 30%.
  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn III: Tỷ lệ sống thêm trên 5 năm của người bệnh dao động trong khoảng 10% đến 15%.
  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn IV: Tỷ lệ người bệnh sống thêm trên 5 năm rất thấp, thường là dưới 5%. 

Nói chung cho đến nay, vẫn chưa thể xác định chính xác thời gian sống trên cụ thể của người mắc ung thư thực quản. Thời gian sống phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh lý cụ thể và một số yếu tố khác. Ngoài ra, các phương pháp điều trị hiện đại ngày nay cũng giúp tăng đáng kể tiên lượng sống của người bệnh. 

5. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư thực quản

5.1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc ung thư thực quản hay không, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp dưới đây. 

  • Nội soi thực quản và sinh thiết: Chỉ định trong trường hợp bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường tại thực quản, cần quan sát kỹ hơn. Trong quá trình nội soi thực quản, bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện sinh thiết. 
  • Chụp CT: Phương pháp cho phép xác định mức độ tổn thương, xâm lấn của khối u đến những hệ cơ quan khác. 
  • Chụp X-quang: Giúp xác định dấu hiệu bất thường tại thực quản, thông qua ảnh chụp X-quang rõ nét. 
  • Siêu âm: Giúp phát hiện các hạch di căn vùng cổ
  • Một số phương pháp khác: xét nghiệm máu, đánh giá marker, hội chứng cận u,.... 

Bệnh nhân thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Bệnh nhân thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC 

5.2. Điều trị

Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị laser và điều trị quang động học là 5 phương pháp điều ung thư thực quản phổ biến nhất. 

  • Phẫu thuật: Khối u được loại bỏ cùng một phần thực quản. Tiếp theo sử dụng một phần dạ dày để tái tạo phần thực quản bị loại bỏ. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể duy trì chức năng nuốt. 
  • Hóa trị: Với phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được truyền hóa chất vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Tác dụng chính của hóa chất là tiêu diệt tế bào gây bệnh. Trong một số trường hợp, hóa trị thường kết hợp cùng xạ trị hỗ trợ giảm kích thước khối u. 
  • Xạ trị: Ưu điểm của phương pháp này là chỉ tác động đến vùng có tế bào gây bệnh. Bệnh nhân sẽ được chỉ định xạ trị trong hoặc xạ trị ngoài, tùy tình trạng bệnh. Trong nhiều trường hợp, xạ trị kết hợp hóa trị có thể thay thế biện pháp phẫu thuật. 
  • Điều trị laser: Nguồn ánh sáng mang năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng xuất hiện tế bào gây bệnh giúp giảm triệu chứng khó nuốt, tiêu diệt tổ chức gây bệnh. 
  • Điều trị quang động học: Bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng một số loại thuốc (tế bào gây bệnh sau đó sẽ hấp thụ thuốc). Tiếp theo, bác sĩ tiếp tục chiếu một nguồn ánh sáng đặc biệt, kích thích hoạt tính của thuốc, tiêu diệt tế bào gây bệnh. 

6. Biện pháp phòng tránh ung thư thực quản 

Thông qua việc thay đổi một vài thói quen trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể phần nào giúp cơ thể phòng tránh ung thư thực quản. Cụ thể như:

  • Không dùng rượu, bia, thuốc lá hay những chất kích thích khác. 
  • Tích cực bổ sung vitamin, chất xơ trong rau xanh và trái cây. 
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm muối chua (dưa, cà,...), thực phẩm lên men, đồ đóng hộp. 
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin HPV theo khuyến cáo của Bộ Y tế. 
  • Hoạt động thể chất đều đặn.

Ung thư thực quản sống được bao lâu phụ thuộc lớn vào thể trạng của từng người bệnh, giai đoạn phát hiện và điều trị. Nếu muốn chủ động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín và Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ bạn có thể lựa chọn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.