Tin tức

Ung thư thực quản: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Ngày 23/04/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư thực quản là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm, nhưng bạn đã biết đây là bệnh gì, các dấu hiệu của bệnh như thế nào, có thể làm gì để phòng ngừa bệnh hay chưa? Để trả lời cho những câu hỏi này, MEDLATEC chia sẻ đến độc giả bài viết dưới đây.

1. Ung thư thực quản là bệnh gì?

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hoá có cấu tạo như một ống cơ, kết nối cổ họng và dạ dày và có vai trò vận chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống dạ dày. 

Ung thư thực quản là bệnh lý xảy ra khi xuất hiện sự phát triển một cách bất thường, không thể kiểm soát của các tế bào biểu mô của thực quản. Và khối u ác tính có khả năng di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, gây tổn thương tới sức khỏe và đe dọa mạng sống của người mắc khi bệnh không được phát hiện và điều trị sớm. 

Cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này. Mặc dù vậy, có một số yếu tố có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên, ví dụ như: lạm dụng rượu bia; có thói quen hút thuốc lá hoặc thường hít phải khói thuốc lá từ những người khác; có chế độ ăn uống không khoa học (như ăn ít chất xơ, vitamin, hay tiêu thụ các loại đồ ăn được chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, dưa muối,...); mắc các bệnh (như trào ngược dạ dày - thực quản, ung thư thanh quản, ung thư vòm họng,...); bị béo phì; loét thực quản kéo dài;...

Lạm dụng rượu bia là một yếu tố có thể khiến nguy cơ bị bệnh ung thư thực quản tăng lên

Lạm dụng rượu bia là một yếu tố có thể khiến nguy cơ bị bệnh ung thư thực quản tăng lên

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh

Về các dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản vào giai đoạn đầu thường mơ hồ, không rõ ràng và khi đến giai đoạn muộn, chúng mới biểu hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bạn nên lắng nghe cơ thể và đi thăm khám kịp thời nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sau đây:

Cảm thấy khó nuốt, nuốt nghẹn, vướng ở cổ họng

Người mắc phải căn bệnh này thường gặp phải triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn, cảm giác bị vướng thức ăn ở cổ họng. Khi bệnh tiến triển với kích thước khối u phát triển ngày càng lớn, kể cả lúc chỉ ăn thức ăn lỏng như cháo, súp hoặc uống nước, uống sữa, bệnh nhân cũng cảm thấy bị nghẹn, nuốt vướng. Lúc này, thậm chí việc nuốt nước bọt cũng trở nên khó khăn hơn. 

Người bệnh gặp tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn, vướng ở cổ họng

Người bệnh gặp tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn, vướng ở cổ họng

Bị nôn 

Người bệnh có thể bị nôn ngay vào thời điểm đang ăn hoặc sau khi dùng bữa xong. Thường thì chất nôn chính là thức ăn vừa mới được ăn, không lẫn dịch vị, đôi khi có thể lẫn máu. 

Có tình trạng đau tức vùng ngực khi nuốt 

Khi nuốt thức ăn, bệnh nhân thường bị đau tức ở vùng ngực. Tình trạng này thậm chí có thể xuất hiện sau khi người bệnh uống nước. Vào giai đoạn đầu, cơn đau thường diễn ra ở phía sau xương ức, nhưng ngày một lan đến vùng lưng, vùng ngực của người bệnh. 

Bị đau rát vùng họng, ho kéo dài

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau rát vùng họng, bị ho nhiều, ho kéo dài. Thậm chí có thể ho không ra hơi hoặc ho ra máu.

Sụt cân không rõ nguyên do 

Đây cũng là một triệu chứng gặp phải ở người bệnh mắc căn bệnh này khi vấn đề dinh dưỡng bị ảnh hưởng với việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, bệnh nhân thường bị sụt cân chỉ trong một thời gian ngắn mà không rõ vì sao. Dần dần, cơ thể gầy đi, mệt mỏi thiếu máu, xanh xao và suy kiệt. 

Người bệnh mắc ung thư thực quản có triệu chứng sụt cân không rõ nguyên do

Người bệnh mắc ung thư thực quản có triệu chứng sụt cân không rõ nguyên do 

3. Có thể làm những gì để phòng ngừa bệnh? 

Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau: 

Hạn chế uống rượu bia 

Việc lạm dụng rượu bia là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản khi có thể gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, và cũng làm niêm mạc thực quản bị phá hủy. Do đó, để phòng bệnh, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia.

Bỏ thói quen hút thuốc lá

Bên cạnh đó, cũng nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh việc hít phải khói thuốc từ những người xung quanh để không xảy ra trường hợp các chất độc hại chứa trong khói thuốc lá gây kích thích tế bào ung thư thực quản.

Bỏ thói quen hút thuốc lá để có thể phòng ngừa bệnh ung thư thực quản

Bỏ thói quen hút thuốc lá để có thể phòng ngừa bệnh ung thư thực quản

Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học 

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư thực quản. Muốn như vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, không quên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc; đồng thời, hạn chế sử dụng đồ ăn được chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

Duy trì tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng hợp lý 

Tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng đều đặn mỗi ngày có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Đi kèm với đó, bạn cũng nên duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, không để bị béo phì vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học 

Ngoài ra, bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Trong đó, nên cân bằng giữa thời gian dành cho công việc và thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt; tránh bị căng thẳng, áp lực kéo dài dẫn tới tác động không tốt cho sức khỏe. 

Khám sức khỏe định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư thực quản 

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như phát hiện bệnh sớm nếu không may mắc phải. Và việc thực hiện tầm soát ung thư thực quản cũng là một phương pháp hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị bệnh.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về bệnh ung thư thực quản. Nếu có nhu cầu thăm khám sức khỏe hoặc thực hiện tầm soát ung thư, quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

MEDLATEC quỵ tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm như: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai), Giảng viên bộ môn Tiêu hóa (Đại học Y Hà Nội), cùng nhiều bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa giỏi sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho khách hàng. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy nội soi tiêu hóa sử dụng kỹ thuật nội soi bằng dải tần ánh sáng hẹp (NBI), chụp CT 128 dãy, MRI, hệ thống máy xét nghiệm đạt song hành hai tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, CAP... cho kết quả khám, chẩn đoán chính xác.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám tại bệnh viện, quý khách hãy gọi đến đường dây nóng của MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.