Tin tức
Ung thư tuyến tiền liệt: Các giai đoạn phát triển và cách kiểm soát
- 09/10/2020 | Tuyến tiền liệt và 1 số thông tin cánh mày râu nên biết
- 19/05/2020 | Các bệnh phổ biến nhất liên quan đến tuyến tiền liệt
1. Tìm hiểu về ung thư tuyến tiền liệt
ung thư tuyến tiền liệt chỉ có ở đối tượng nam giới và còn được gọi với tên khác là ung thư tiền liệt tuyến. Sự sinh sôi, phát triển quá mức của các tế bào ung thư ở tiền liệt tuyến được cho là nguyên nhân gây bệnh.
Ban đầu bệnh thường phát triển chậm và giới hạn ở trong khu vực tuyến tiền liệt. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này việc điều trị sẽ đơn giản hơn, thậm chí là khỏi hoàn toàn, thời gian cũng nhanh chóng. Nhưng nếu để bệnh chuyển biến nặng thì tốc độ phát triển sẽ rất nhanh chóng, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh này chưa được làm rõ. Tuy nhiên một số các nghiên cứu đã cho thấy bệnh ung thư này ảnh hưởng bởi gen và chế độ ăn uống của người bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở đối tượng nam giới
2. Dấu hiệu của bệnh là gì?
Ở giai đoạn đầu bệnh không có triệu chứng rõ ràng, vì thế người bệnh thường khó để phát hiện. Càng về giai đoạn sau, bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể hơn, bao gồm:
Khó khăn khi đi tiểu
Dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh dễ dàng nhận biết mình mắc ung thư tuyến tiền liệt. Khi đó người bệnh dù buồn tiểu nhưng không đi được, đang đi dừng lại đột ngột hoặc đi tiểu nhiều hơn bình thường. Lý do bởi vì tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, khi xuất hiện khối u sẽ khiến cho việc đi tiểu hoặc xuất tinh gặp trở ngại.
Đau khi đi tiểu
Bên cạnh việc đi tiểu gặp trở ngại, người mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến còn có cảm giác đau đớn mỗi khi đi tiểu. Tuy nhiên đau khi đi tiểu còn là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Người mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến còn có cảm giác đau đớn mỗi khi đi tiểu
Xuất hiện máu trong nước tiểu
Người bệnh sẽ thấy máu ở trong nước tiểu, đôi khi chỉ là màu hồng nhạt. Nhưng không chắc chắn rằng xuất hiện máu trong nước tiểu là mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Bởi vì một số các bệnh lý khác cũng có dấu hiệu này, ví dụ như viêm đường tiết niệu.
Dấu hiệu này tuy ít phổ biến hơn cả, tuy nhiên bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và phát hiện kịp thời.
Khó duy trì sự cương cứng
Với nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, việc dương vật cương cứng sẽ gặp khó khăn. Dương vật khó duy trì cương cứng là do khối u ở tuyến tiền liệt sẽ ngăn chặn máu lưu thông. Bên cạnh đó hiện tượng này còn do sự phì đại của tiền liệt tuyến.
Tinh dịch có máu
Người bệnh thường không chú ý tới dấu hiệu này. Lượng máu có trong tinh dịch rất ít, chỉ hơi hồng.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà bạn cần chú ý như tiểu đêm, tiểu rắt, thường xuyên đau ở hông, lưng, đùi,…
Tinh trùng có máu là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới
3. Các giai đoạn của bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến sẽ có các giai đoạn cụ thể:
-
Giai đoạn 1: Lúc này mô ung thư mới chỉ phát triển ở bên trong phạm vi tuyến tiền liệt. Mô ung thư trông giống mô tuyến tiền liệt bình thường, vì vậy rất khó phát hiện.
-
Giai đoạn 2: Lúc này nếu đi khám người bệnh có thể phát hiện thông qua khám trực tràng, xét nghiệm PSA trong máu hoặc sinh thiết. Giai đoạn này tế bào ung thư cũng chưa có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác, tuy nhiên đã phát triển nhanh hơn.
-
Giai đoạn 3: Lúc này tế bào ung thư đã phát triển lớn hơn, xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó có một số trường hợp lây lan sang túi tinh.
-
Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này bệnh đã phát triển nặng, tế bào ung thư di căn đến bàng quang, trực tràng, hạch bạch huyết,… hay thậm chí tới các bộ phận xa hơn như phổi, xương, gan.
Bệnh được chia ra làm 4 giai đoạn, tương ứng với tình trạng từ nhẹ đến nặng
4. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Để chẩn đoán và phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật sau:
-
Thăm khám trực tràng: Thực hiện kĩ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra được tuyến tiền liệt thông qua trực tràng. Khi thực hiện bác sĩ sẽ đeo găng tay rồi cho vào trực tràng để kiểm tra và phát hiện các khối u bất thường.
-
Sinh thiết: Để thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một phần nhỏ của tuyến tiền liệt người bệnh để kiểm tra.
-
Ngoài ra còn có các kỹ thuật khác cũng có thể chẩn đoán bệnh như: chụp cộng hưởng từ, chụp CT,…
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiện nay rất nhiều, có thể kể đến như hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học, phẫu thuật cắt bỏ, nút mạch u tuyến tiền liệt,...
5. Các biện pháp kiểm soát bệnh
Dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu bạn áp dụng những biện pháp sau:
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Ăn nhiều hoa quả, trái cây, hạn chế đồ ăn chứa dầu mỡ, chất béo.
-
Hãy chọn các loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể chứa nhiều vitamin và khoáng chất để bạn duy trì năng lượng. Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng, dù không có tác dụng chữa bệnh nhưng nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
-
Hãy chịu khó tập luyện thể dục đều đặn hàng tuần giúp nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó tập thể dục thể thao còn giúp bạn duy trì cân nặng và cải thiện tâm trạng.
-
Hãy duy trì trọng lượng khỏe mạnh, không nên ăn nhiều dẫn tới quá béo cũng như nhịn ăn để giảm cân khiến cơ thể quá gầy.
Tập luyện thể dục đều đặn hàng tuần giúp nâng cao sức khỏe
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nguy hiểm, bạn cần đi khám sớm nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ngoài ra bạn nên xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế diễn tiến của bệnh. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hoặc băn khoăn cần được hỗ trợ các bạn có thể liên hệ tới số hotline 1900.56.56.56 của MEDLATEC để được nhân viên tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!