Tin tức
Ung thư vòm họng và những thông tin cần biết
- 16/04/2020 | Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh
- 25/03/2020 | Siêu âm vùng cổ có chẩn đoán ung thư vòm họng được không?
- 15/01/2020 | Siêu âm vùng cổ để nhận biết ung thư vòm họng
- 20/01/2020 | Xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm các xét nghiệm gì?
- 13/01/2020 | Siêu âm họng và ý nghĩa trong chẩn đoán sớm ung thư vòm họng
1. Tổng quan về bệnh lý
Ung thư vòm họng được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm phát sinh từ các tế bào ở vùng họng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bệnh thường có các biểu hiện liên quan đến họng, rất giống với các bệnh lý về đường hô hấp. Do đó, người bệnh thường chủ quan, bỏ qua nguy cơ mắc phải bệnh lý, đến khi phát hiện ra, bệnh thường ở vào giai đoạn muộn và có những diễn biến nhanh chóng.
Theo kết quả thống kê, bệnh lý này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư ở vùng đầu - mặt - cổ, đứng vị trí thứ 4 trong nhóm 6 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam.
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm phát sinh từ các tế bào ở vùng họng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn chính. Trong đó, nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao.
2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng
Nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh có thể kể đến như sau:
-
Người có người thân trong gia đình có tiền sử từng mắc ung thư vòm họng.
-
Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, khói bụi, nhựa tôn,…
-
Người có thói quen ăn uống thiếu khoa học như sử dụng quá nhiều các loại thức ăn lên men, đồ chua, thịt hun khói,…
-
Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích.
-
Người có độ tuổi từ 40 - 60 là những đối tượng có khả năng cao mắc bệnh. Trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới.
3. Các triệu chứng bệnh lý
Sưng, xuất hiện các vùng hạch tại cổ
Là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư vòm họng, chiếm tới 60 - 90 % tổng ca ca bệnh. Các vùng hạch ban đầu chỉ xuất hiện tại cổ, sau đó lan rộng ra các vùng cơ quan khác khi không được điều trị, xử lý.
Đau rát phần họng, khan tiếng
Triệu chứng này diễn ra khi các khối u đã phát triển làm tổn thương các tế bào xung quanh và chèn ép vào cơ quan tại vùng họng. Khi khối u chèn vào hạch bạch huyết sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau rát khi nuốt nước bọt. Sau đó, tình trạng khan tiếng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Các triệu chứng nói trên có thể nhầm lẫn với đau rát họng thông thường. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý thêm các triệu chứng kèm theo để phân biệt. Khi người bệnh đã sử dụng các thuốc điều trị nhưng tình trạng không thuyên giảm, kéo dài khoảng 3 tuần thì cần tiến hành thăm khám, tầm soát bệnh.
Ho lâu ngày, ho kèm theo đờm
Một trong những hiểu hiện của ung thư vòm họng là tình trạng ho có đờm, ho kéo dài không khỏi dù đã sử dụng thuốc. Trong một vài trường hợp, dịch đờm khi ho của người bệnh có thể kèm theo máu do xuất huyết bên trong vùng họng.
Người bệnh thường gặp phải tình trạng ho kéo dài dù đã sử dụng thuốc
Ngạt mũi
Người bị ung thư tại vòm họng có thể gặp phải tình trạng ngạt mũi một bên. Lúc đâu, người bệnh có thể ngạt mũi theo từng đợt nhỏ, kèm theo chảy máu mũi.
Đau đầu
Thông thường, người bệnh thường xuất hiện các tình trạng đau nửa đầu, đau sâu trong vùng hốc mắt. Ban đầu, các cơn đau chỉ mang tính chất thoáng qua, nên ít người bận tâm đến điều này. Sau đó, chuyển sang đau âm ỉ cả ngày, lâu dần có thể làm giảm thị lực mắt. Nguyên nhân là do biến chứng của bệnh lý ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Ở giai đoạn sau của bệnh, người bệnh có thể cảm thấy tê bì vùng mặt kèm đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị các khối u chèn ép.
Khó nghe, ù tai
Ung thư vòm họng có thể gây ra các vấn đề về thính giác. Người bệnh thường cảm thấy khó nghe, ù một bên tai bởi nhiễm trùng tai hay các khối u làm tắc vòi Eustachio.
Tê liệt dây thần kinh
Do sự chèn ép của các khối u, hạch lên các hệ thống dây thần kinh tại nhiều cơ quan, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng méo mặt, mặt bị lác, vẹo lưỡi, tê mặt,…
4. Làm gì để cải thiện sức khỏe khi mắc bệnh lý
Cũng giống như các bệnh lý ung thư khác, ung thư vòm họng được điều trị bằng các phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong giai đoạn đầu khi bệnh lý chưa diễn biến nhanh chóng.
Song song với việc tiến hành điều trị bệnh lý, ngoài việc duy trì một tâm lý thoải mái, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Gồm có:
-
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích hay đồ uống có gas, có cồn.
Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích hay đồ uống có gas, có cồn khi điều trị bệnh lý
-
Thường xuyên tập thể dụng, thể thao để cải thiện và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
-
Có chế độ ăn uống lành mạnh như không ăn đồ mặn, đồ muối chua như cà muối, dưa muối, thịt muối,… Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung chất xơ và các khoáng chất cần thiết. Không ăn đồ quá có tính chất quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Có lối sống sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
-
Thường xuyên thăm khám để theo dõi kết quả điều trị và diễn biến tình trạng bệnh.
Ung thư vòm họng có thể được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế. Đồng thời, để dự phòng hiệu quả nhất, mỗi người nên tiến hành tầm soát, thăm khám định kỳ sức khỏe tai - mũi - họng 6 tháng/lần trong năm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!