Tin tức
Ung thư vú có chữa được không và các biện pháp phát hiện bệnh
- 05/10/2020 | Gợi ý một số giải pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú
- 14/09/2020 | Những nguyên nhân gây ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua
- 25/12/2020 | Ung thư vú có mấy giai đoạn và dấu hiệu bệnh điển hình
1. Chuyên gia giải đáp: ung thư vú có chữa được không?
Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhất là khi phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn đầu (giai đoạn tiền ung thư và giai đoạn 1). Tỉ lệ chữa khỏi bệnh đạt đến 80%, bệnh nhân vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh đến hàng chục năm.
Ung thư vú đang cướp đi tính mạng nhiều người trên thế giới
Ngoài ra, ung thư vú có chữa được không còn còn phụ thuộc vào thể bệnh. Ung thư biểu mô ống xâm lấn và ung thư vú giới hạn trong khu vực ống dẫn sữa có tỉ lệ sống sót cao hơn, ung thư xâm lấn phức tạp khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư vú xâm lấn cao hơn, chiếm khoảng 70 - 80% tổng trường hợp mắc bệnh.
Không chỉ tỉ lệ sống sót cao, việc điều trị ung thư vú giai đoạn đầu khi khối u và tế bào ung thư vẫn đang phát triển trong phạm vi vú cũng dễ dàng hơn. Đến khi ung thư vú di căn ra ngoài, các phương pháp điều trị hiện nay rất khó để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị hoàn toàn có thể phát triển nhanh, gây khối u và tiếp tục xâm lấn.
Vị trí ung thư vú di căn đầu tiên thường là hạch bạch huyết, sau đó là các cơ quan như gan, xương, não, phổi. Khi ung thư vú đã di căn xa ra khỏi hạch bạch huyết, khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Các phương pháp điều trị hiện nay, kể cả kỹ thuật mới chỉ có thể giảm tiến triển bệnh, giảm đau đớn và kéo dài sự sống.
Nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi ung thư vú
Với mức độ ngày càng phổ biến của ung thư vú, căn bệnh này là nỗi lo sức khỏe với bất cứ chị em phụ nữ nào. Vì thế mỗi chúng ta nên tự trang bị những kiến thức quan trọng về bệnh để có thể tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn, phát hiện sớm bệnh qua sàng lọc và dấu hiệu.
2. Những biện pháp phát hiện ung thư vú sớm
Tầm soát ung thư vú là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm căn bệnh này, tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh và giảm biến chứng. Mỗi chị em phụ nữ có thể tự khám ngay tại nhà để phát hiện sớm ung thư vú và những thay đổi nguy cơ khác.
2.1. Tự khám vú thường xuyên
Khối u lành tính hoặc khối u ung thư vú khá dễ dàng để phát triển vì vùng này gồm những mô mỡ mềm, trong khi khối u cứng nên khá dễ phân biệt. Thời điểm nên khám vú được khuyến cáo là sau chu kỳ kinh nguyệt bởi đây là thời điểm vú mềm nhất, dễ thăm khám nhất.
Phụ nữ từ 21 tuổi nên tập thói quen tự khám vú, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như: gia đình có người thân mắc ung thư vú, từng phát hiện khối u vú lành tính, người có kinh sớm, phụ nữ không sinh con, người có đột biến gen BRCA1/BRCA2,…
Chị em có thể tự thăm khám vú ở nhà theo các bước được hướng dẫn
Các bước tự khám vú như sau:
Bước 1: Ngồi hoặc đứng thẳng trước gương, hai tay đặt thoải mái theo người. Quan sát bằng mắt hai bên vú xem có sự thay đổi bất thường về hình dáng, kích thước không, nhất là sự khác biệt giữa 2 bên vú.
Bước 2: Giơ hai tay lên cao và quan sát cẩn thận từ nhiều phía xem vú có các dấu hiệu bất thường không. Cùng với đó kiểm tra kĩ vùng núm vú xem có chảy máu hay tiết dịch hay không.
Bước 3: Tay phải đưa ra sau đầu, tay trái dùng để khám vú phải. Sau đó, làm ngược lại với vú bên trái. Dùng các ngón tay sờ nắn, bất thường có thể là khối u cứng hoặc mảng dày bất thường.
Bước 4: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ khám núm vú bằng cách vò nhẹ, bóp xem có chảy máu hoặc tiết dịch không. Cần khám kỹ, lật quanh nhiều hướng để kiểm tra toàn diện nhất.
Bước 5: Nằm ngửa trên mặt phẳng, kê nhẹ dưới vai trái bằng gối để nâng cao, sau đó đưa tay trái ra sau đầu, Tay phải cũng khám vú tương tự như hai bước trên. Thực hiện với cả hai bên vú.
Bước 6: Ở tư thế đứng thẳng, dùng đầu ngón tay miết vùng hõm nách xem có u, hạch cứng nổi lên hay không. Thực hiện với cả hai bên nách.
Nếu thấy khối u bất thường ở vú nên đi thăm khám sớm
Khi tự khám vú tại nhà, nếu thấy có những bất thường như: Núm vú bị tụt vào, núm vú đổi vị trí, ngực đỏ, có u cục, đau nhức, sưng 1 bên ngực,… thì cần sớm tới cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân là u lành tính hay ung thư, đôi khi có thể do các bệnh lành tính khác.
2.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư vú
Phương pháp tự khám vú tại nhà đôi khi có thể bỏ qua tổn thương do người thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc các trường hợp tiền ung thư chưa có triệu chứng rõ ràng. Để sàng lọc bệnh sớm ngay từ khi chưa có dấu hiệu, chúng ta cần đến các phương pháp xét nghiệm như:
Siêu âm vú
Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để thu được hình ảnh phản ánh bất thường của vú như khối u, tổn thương trong mô vú,… Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, an toàn nên là ưu tiên hàng đầu trong sàng lọc ung thư vú.
Chụp X-quang
Chụp X-quang tuyến vú cũng là phương pháp hình ảnh có giá trị cao trong sàng lọc, chẩn đoán ung thư vú. Kết quả chẩn đoán thu được khá nhanh, thời gian thực hiện ngắn nhưng khi chụp cần đè ép mô vú nên có thể gây đau đớn.
Sàng lọc ung thư vú bằng chụp X-quang nên thực hiện vào thời điểm sau khi sạch kinh khoảng 1 tuần, lúc này mô vú mềm và khi đè ép sẽ bớt đau đớn hơn. Ngược lại nếu thực hiện vào các ngày gần kinh nguyệt hoặc trong kỳ kinh, tuyến vú căng tức vừa gây khó chịu vừa không đạt được kết quả chẩn đoán tốt.
Xét nghiệm gen là phương pháp tiên tiến để sàng lọc ung thư vú
Xét nghiệm gen
Các nhà khoa học đã tìm ra 2 gen đột biến có liên hệ mật thiết với ung thư vú, đó là gen BRCA1 và BRCA2. Xét nghiệm 2 gen đột biến này cũng giúp sàng lọc sớm ung thư vú, chẩn đoán và đánh giá bệnh hiệu quả.
Ung thư vú có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Vì thế, các bạn nữ hãy chủ động tầm soát bệnh thường xuyên, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ hàng đầu trong ngành sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!