Tin tức
Uống nước mía có béo không? Cách uống nước mía không lo tăng cân
- 22/11/2022 | Lợi ích không ngờ của nước mía giải khát ngày hè
- 03/10/2024 | Tiểu đường có uống được nước mía không và một số lưu ý khác
- 24/10/2024 | Tiểu đường có uống được nước mía không và các loại nước uống nên dùng
1. Thành phần dinh dưỡng có trong nước mía
Nước mía là loại nước ép tự nhiên từ thân cây mía, có vị ngọt đặc trưng do chứa hàm lượng đường tự nhiên cao. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100ml nước mía nguyên chất chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: Khoảng 60 - 70 kcal (tùy vào độ ngọt của mía);
- Carbohydrates: Khoảng 15–20g, chủ yếu là đường (sucrose, glucose, fructose);
Trong nước mía chứa nhiều đường tự nhiên
- Chất đạm (protein): ~0.2g;
- Chất béo: gần như không có;
- Chất xơ: không đáng kể;
- Vitamin và khoáng chất: chứa một lượng nhỏ canxi, magie, kali, sắt, vitamin B2, B6.
Điểm đặc biệt của nước mía là chứa sucrose, loại đường tự nhiên dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước mía cũng có chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol các hợp chất giúp giảm viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và chống lão hóa.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là hàm lượng đường cao, chiếm phần lớn tổng lượng carbohydrate trong nước mía. Đây chính là lý do khiến nhiều người lo ngại uống nước mía có béo không?
2. Uống nước mía có béo không?
Quay trở lại với câu hỏi uống nước mía có béo không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lượng nước mía bạn tiêu thụ và cách bạn tích hợp nó vào trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Trung bình, một người trưởng thành cần khoảng 1800 – 2500 kcal mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường. Một ly nước mía khoảng 250ml chứa 150 - 170 kcal, tương đương với lượng calo từ một bát cơm đầy. Nếu bạn chỉ uống 1 ly nước mía/ngày và kiểm soát tốt các bữa ăn khác, lượng calo này không gây ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước mía trong ngày, lượng đường và calo dư thừa có thể dẫn đến tăng cân, nhất là khi bạn lười vận động hoặc đang có chế độ ăn giàu năng lượng.
Uống nước mía có béo không - câu trả lời phụ thuộc vào tần suất sử dụng
Dù là đường tự nhiên, nhưng sucrose trong nước mía khi vào cơ thể vẫn có thể được chuyển hóa thành glucose và fructose, sau đó tích trữ dưới dạng glycogen hoặc mỡ, nếu cơ thể không sử dụng hết. Do đó, việc uống nhiều nước mía liên tục và không kiểm soát sẽ có nguy cơ khiến bạn tăng cân và thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
- Tăng đường huyết;
- Gan nhiễm mỡ;
- Rối loạn chuyển hóa;
- Béo phì.
Nếu biết cách sử dụng hợp lý, nước mía không những không khiến bạn tăng cân mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả:
- Hàm lượng chất béo trong nước mía cực thấp, gần như không đáng kể;
- Không chứa cholesterol xấu, nước mía còn có khả năng hỗ trợ loại bỏ bớt cholesterol dư thừa trong máu;
- Nguồn dinh dưỡng trong nước mía khá dồi dào, giúp cơ thể duy trì năng lượng;
- Nước mía giúp kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả hơn.
Vậy uống nước mía có béo không? Câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn sử dụng. Nếu lạm dụng, uống quá nhiều và không điều chỉnh chế độ ăn uống, nước mía hoàn toàn có thể là “thủ phạm” khiến bạn tăng cân.
3. Cách uống nước mía không lo tăng cân
Mặc dù nước mía chứa nhiều đường, nhưng không có nghĩa bạn phải kiêng tuyệt đối. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn uống nước mía an toàn mà không lo tăng cân:
- Uống với liều lượng hợp lý: Chỉ nên uống 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 150 - 200ml (1 ly nhỏ). Tránh uống nhiều nước mía trong một ngày;
- Không uống nước mía để qua đêm: Chỉ uống nước mía được ép trong ngày, không uống nước mía đã để qua đêm bởi các chất có thể bị biến đổi và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây hại cho sức khỏe;
Tuyệt đối không nên sử dụng nước mía qua đêm
- Nên uống nước mía nguyên chất: Khi uống nước mía, nên uống nước mía tươi nguyên chất vì đã có sẵn độ ngọt ngọt tự nhiên, không cần thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác. Ngoài ra, cũng không nên kết hợp nước mía với các nguyên liệu có tính ngọt khác như dừa, sầu riêng, hoa quả ngọt…;
- Không nên uống nước mía vào buổi tối: Vì đây thời gian nghỉ ngơi, ít vận động thể chất khiến cho cơ thể dư thừa năng lượng, dễ gây tích tụ mỡ và tăng cân;
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo rằng chế độ ăn uống hàng ngày của bạn giàu rau xanh, trái cây tươi, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt và đồ uống có đường khác để kiểm soát tổng lượng calo và lượng đường nạp vào cơ thể;
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao: Vận động giúp đốt cháy calo dư thừa, cải thiện quá trình trao đổi chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh;
- Đối tượng không nên uống nước mía: Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì hoặc người đang dùng thuốc đặc trị bệnh, người bị rối loạn tiêu hóa… nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh uống nước mía để kiểm soát lượng đường huyết và cân nặng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp rõ ràng câu hỏi “uống nước mía có béo không?” và hiểu thêm về cách sử dụng loại thức uống này một cách khoa học, phù hợp với thể trạng và mục tiêu dinh dưỡng cá nhân. Mặc dù nước mía có nhiều lợi ích như cung cấp năng lượng nhanh, giàu khoáng chất và hỗ trợ thanh nhiệt, nhưng nếu tiêu thụ quá mức hoặc kết hợp không hợp lý, đây vẫn có thể là nguyên nhân gây tăng cân và ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.
Mọi thông tin liên quan cần tư vấn và hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
