Tin tức

Tiểu đường có uống được nước mía không và một số lưu ý khác

Ngày 04/10/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Nước mía từ lâu được nhiều người Việt yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có biết không phải ai cũng có thể uống nước mía đặc biệt là người đang gặp các vấn đề về đường huyết. Chính vì thế, tiểu đường có uống được nước mía không cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

1. Thông tin tổng quan về nước mía

Nước mía là thức uống giải khát được nhiều người ưa chuộng với vị ngọt thanh, dễ chịu. Nước mía được ép từ cây mía tươi gọt vỏ, dùng cùng với đá lạnh giúp giải nhiệt hiệu quả trong những ngày trời nắng nóng. Dưới đây là một số thông tin dinh dưỡng của cây mía bạn có thể tham khảo:

1.1. Thành phần dinh dưỡng

Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), trong mỗi 100g nước ép mía chứa thành phần dinh dưỡng gồm:

  • Nước: 79.65g.
  • Năng lượng: 74 kcal.
  • Đường: 20.17g.
  • Canxi: 7 mg.
  • Sắt: 0.1 mg.
  • Magie: 3 mg.
  • Phốt pho: 3 mg.
  • Kali: 11 mg.
  • Natri: 43 mg.
  • Vitamin B9 (Choline): 3.5 mg.

Nước mía chứa nhiều năng lượng và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể

Nước mía chứa nhiều năng lượng và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể

Bên cạnh các nhóm chất khoáng, điện giải, mía còn giàu chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid. Nước mía không chỉ là thức uống giải khát mà còn nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể đặc biệt đối với người vận động thể thao.

1.2. Hàm lượng đường trong nước mía

Mía là nguồn nguyên liệu được sử dụng để tinh chế thành đường ăn vì thế loại nước này chứa hàm lượng đường dồi dào. Mỗi 100g nước mía tương đương khoảng 100 ml chứa khoảng 20.17 g đường và thành phần chủ yếu gồm đường sucrose và một phần dextrose và fructose. Trong cơ thể, quá trình hấp thu đường sucrose được diễn ra phần lớn tại ruột non và một phần chuyển hoá thành đường glucose và fructose. 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), lượng đường tối đa tiêu thụ ở người trưởng thành sức khoẻ bình thường là 25g đối với nữ giới và 36g đối với nam. Như vậy, có thể thấy lượng đường trong 100g nước mía chiếm từ 60% - 80% nhu cầu đường cần thiết cho cơ thể. 

Hàm lượng đường trong mỗi 100g nước mía khoảng 21g

Hàm lượng đường trong mỗi 100g nước mía khoảng 21g

2. Tiểu đường có uống được nước mía không?

Hiện nay có không ít tranh cãi về việc tiểu đường có uống được nước mía không bởi vì một số ý kiến cho rằng đây là đường có trong nước ép tự nhiên không qua chế biến nên không gây hại sức khỏe. 

Thực tế, nước mía được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết GI (chỉ số đánh giá khả năng hấp thu và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn) thấp với tốc độ hấp thu chậm nhưng có thể tác động làm tăng lượng đường trong máu sau khi uống. 

Đồng thời đối với người tiểu đường, việc kiểm soát hạn chế lượng đường dung nạp vào cơ thể là yếu tố hàng đầu để giúp ổn định tình trạng bệnh và tránh biến chứng. Mặc dù, một số nghiên cứu từng đưa ra kết quả chất chống oxy hóa của nước mía có tác dụng kích thích giải phóng insulin có lợi cho người tiểu đường, tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng và công nhận. Chính vì thế, người tiểu đường vẫn nên hạn chế tối đa uống nước mía để tránh làm tăng lượng đường trong máu và đảm bảo an toàn sức khỏe. 

Tiểu đường có uống được nước mía không?

Tiểu đường có uống được nước mía không là thắc mắc của nhiều người

3. Ăn mía trực tiếp có ảnh hưởng đường huyết không?

Ngoài thắc mắc tiểu đường có uống được nước mía không thì câu hỏi ăn mía có làm tăng đường huyết không cũng được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, mặc dù lượng nước mía khi ăn thường ít hơn so với khi ép nước giải khát nhưng cả hai cách dùng đều hấp thụ cùng một loại đường vào cơ thể. Vì thế, việc ăn mía trực tiếp thay vì uống nước mía vẫn gây ảnh hưởng không tốt đến đường huyết của cơ thể, đặc biết đối với người đang điều trị tiểu đường.

4. Người tiểu đường uống nhiều nước mía có biến chứng gì?

Như thông tin trên, đường trong nước mía tác động trực tiếp đến chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh. Đặc điểm người tiểu đường thường có dấu hiệu khát nước và thèm các loại thức uống có vị ngọt, vì thế nhiều bệnh nhân sử dụng nước mía để giải khát thường xuyên. Nhưng thói quen này sẽ để lại các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến võng mạc gây giảm hoặc mất thị lực với các triệu chứng nhìn mờ, bong thuỷ tinh thể, mù loà,...
  • Suy thận mạn do giảm chức năng cầu thận khi lượng đường trong máu bị mất kiểm soát.
  • Biến chứng bệnh lý thần kinh như đau nhức, tê tay chân, teo cơ, mất cảm giác cầm nắm, vận động yếu,...
  • Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, cholesterol cao, xơ vữa động mạch.
  • Gan nhiễm mỡ không do rượu bia.
  • Dễ bị lở loét và vết thương hở lâu lành, dễ hoại tử.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Ảnh hưởng sức khỏe tim mạch và tăng huyết áp có thể gây đột quỵ,...

Tiểu đường uống nhiều nước mía có thể gây biến chứng nguy hiểm sức khỏe

Tiểu đường uống nhiều nước mía có thể gây biến chứng nguy hiểm sức khỏe

5. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người tiểu đường

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường hoặc phòng ngừa ở người có nguy cơ mắc bệnh, ngoài phác đồ bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng dành cho người tiểu đường cần lưu ý như:

  • Có thể thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt để giảm lượng đường và tăng chất xơ.
  • Bổ sung đa dạng các nhóm chất xơ và vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả như: mướp đắng, cải thìa, cải bó xôi, cải xoăn, rau ngót, rau muống,...
  • Giảm gia vị trong chế biến món ăn và hạn chế các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn các loại thịt có nhiều mỡ hoặc được chế biến chiên xào không tốt cho sức khỏe.
  • Có thể xen kẽ các loại đạm thực vật từ đậu tươi, đậu nành, đậu hũ,... để cân bằng với đạm động vật.
  • Tăng cường chất béo có lợi cho cơ thể từ các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca, hồ đào,... hoặc các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt cải, dầu đậu nành,...
  • Hạn chế ăn thức ăn ngọt, chứa nhiều đường hoặc gia vị, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản,...
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng thức ăn quá nhiều có thể làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Uống đủ nước từ 1.5 - 2 lít mỗi ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất hiệu quả và ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, huyết áp,...

Người tiểu đường nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp để ổn định đường huyết

Người tiểu đường nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp để ổn định đường huyết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp tiểu đường có uống được nước mía không. Việc kiểm soát đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Hệ thống Y tế MEDLATEC sở hữu trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường là đơn vị y tế đáng tin cậy bạn có thể lựa chọn. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ