Tin tức

Vì sao có thai đau bụng như hành kinh và cách giúp mẹ bầu giảm đau bụng

Ngày 27/03/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Quá trình thai làm tổ có thể khiến chị em có hiện tượng đau bụng. Tuy nhiên, hiện tượng có thai đau bụng như hành kinh cũng có thể do một số nguyên nhân bất thường khác. Mời bạn cùng MEDLATEC tìm hiểu vấn đề này và một số gợi ý giúp mẹ bầu giảm đau bụng trong bài viết sau.

1. Vì sao có thai đau bụng như hành kinh ?

Thai phụ thường có rất nhiều thay đổi từ sức khỏe thể chất đến những vấn đề tâm lý, trong đó bao gồm tình trạng đau bụng. Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng có thai đau bụng như hành kinh có thể kể đến như: 

1.1. Thai làm tổ trong tử cung 

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà quá trình thai làm tổ trong tử cung có thể gây đau bụng hoặc không. 

Khi phôi thai bám vào nội mạc tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc này bị tổn thương nhẹ và gây ra tình trạng đau bụng lâm râm hay tình trạng căng tức bụng dưới. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng và ra máu báo. 

Đau bụng có thể do quá trình thai làm tổ trong tử cung

Đau bụng có thể do quá trình thai làm tổ trong tử cung

Ngoài ra, trong quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung, tử cung của người mẹ sẽ có hoạt động co bóp nhẹ nhàng để đẩy thai nhi vào đúng vị trí an toàn và phù hợp. Đó cũng chính là lý do khiến mẹ bầu đau bụng như đau bụng kinh. 

Quá trình làm tổ của thai có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Do đó, cơn đau bụng của các mẹ bầu có thể xảy ra trong khoảng 2 đến 3 ngày và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. 

1.2. Một số nguyên nhân khác

Có thai đau bụng như hành kinh là vấn đề bình thường nếu nguyên nhân gây ra tình trạng này là do quá trình làm tổ của thai. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng của mẹ bầu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, chẳng hạn như: 

- Mang thai ngoài tử cung: Đây là tình trạng nguy hiểm và mẹ bầu cần được cấp xử trí kịp thời để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thậm chí hiện tượng mang thai ngoài tử cung còn có thể khiến mẹ bầu tử vong. 

Nếu xảy ra tình trạng mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu không chỉ đau bụng dữ dội mà còn kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như ra máu đen vùng âm đạo, nôn, đi ngoài, cơ thể choáng váng, suy kiệt, ngất xỉu,...

- Sảy thai: Tình trạng đau bụng theo từng cơn và cảm giác đau quặn thì rất có thể nguyên nhân là do sảy thai. Những cơn đau có thể xảy ra liên tiếp và đôi khi đột ngột biến mất. Đồng thời, chị em bị xuất huyết âm đạo, máu tươi hoặc dạng máu đông. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng này, chị em không nên chủ quan. 

Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Đau bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai

- Các trường hợp khác: Hiện tượng có thai đau bụng như hành kinh còn có thể do những bệnh lý khác gặp phải khi mang thai như đau ruột thừa, đau bụng, viêm ruột, co thắt đại tràng, đau dạ dày,... chị em nên đi khám sớm. 

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian đầu mang thai cũng là nguyên nhân khiến quá trình chuyển hóa thức ăn bị hạn chế, kết hợp với kích thước tử cung giãn nở gây chèn ép trực tràng và chế độ ăn uống không khoa học của mẹ bầu cũng có thể là nguyên nhân khiến chị em luôn có cảm giác căng tức bụng, đầy bụng. 

2. Cách khắc phục tình trạng có thai đau bụng như hành kinh

Đối với những trường hợp mẹ bầu chỉ bị đau bụng lâm râm và không kèm theo bất cứ triệu chứng bất thường nào khác và tiền sử thai kỳ bình thường, chị em nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu cơn đau chỉ xảy ra vài hôm rồi tự biến mất, bạn không cần quá lo lắng. 

Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng có thai đau bụng như hành kinh: 

- Khi bị đau bụng do mang thai chị em cần nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế các vận động mạnh, không bê vác nặng, nên kiêng quan hệ tình dục

- Bổ sung dưỡng chất thiết yếu: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu là cách giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn, đảm bảo sự phát triển của thai nhi và phòng ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Bên cạnh đó, chị em cũng cần lên kế hoạch về cách bổ sung dinh dưỡng khoa học để tránh bị đầy bụng và tăng cân quá mức. Lưu ý, một số loại trái cây và rau củ như quả dứa, rau ngót,... cũng có thể khiến cho tử cung co bóp nhiều hơn và tăng nguy cơ đau bụng và sảy thai. Do đó, mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm này. 

- Hạn chế mặc quần áo quá bó sát: Mẹ bầu không nên mặc những bộ đồ bó sát bụng và đùi để gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Đây cũng có thể là lý do khiến chị em đau tức bụng khi mang thai. Do đó, lời khuyên cho các mẹ bầu là hãy mặc những bộ đồ rộng để luôn cảm thấy thoải mái và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. 

- Ngồi với tư thế thoải mái: Mẹo nhỏ này không những giúp mẹ bầu giảm đau bụng mà còn giúp máu lưu thông hiệu và hạn chế gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên ngồi thẳng và đặt chân lên ghế. Lưu ý không nên đứng quá lâu để phòng tránh tình trạng phù nề chân hay đau lưng dưới

3. Mẹ bầu có thai đau bụng như hành kinh: Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đi khám ngay nếu tình trạng có thai đau bụng như hành kinh kèm theo những triệu chứng như sau: 

- Hiện tượng đau nhiều ngày và cơn đau ngày càng tăng lên. 

- Kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo. 

- Cơ thể mệt mỏi.

- Sốt. 

- Các triệu chứng bất thường khác. 

Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung hay một số bệnh lý khác,... Do đó, chị em không nên chủ quan. 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân có thai đau bụng như hành kinh và một số vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Mẹ bầu nên đi khám nếu có những triệu chứng bất thường

Mẹ bầu nên đi khám nếu có những triệu chứng bất thường

Nếu cần tư vấn về chế độ chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ hoặc cần đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế của MEDLATEC, chị em có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ