Tin tức

Vì sao cứng khớp tái phát khi chuyển mùa và cách khắc phục

Ngày 23/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời nóng sang trời lạnh là nguyên nhân gây tái phát nhiều bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp, gout, viêm đa khớp,… Cứng khớp là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh. Vậy cứng khớp tái phát khi chuyển mùa nên làm gì?

1. Tại sao cứng khớp tái phát khi chuyển mùa?

Thời tiết chuyển mùa khiến cơ thể không kịp thích ứng, đây lại là điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh phát triển nên con người dễ mắc bệnh hơn. Trong đó có các chứng bệnh xương khớp thường tái phát và nghiêm trọng hơn khi chuyển mùa. Y học cổ truyền giải thích, thời tiết chuyển mùa khiến các yếu tố thuận lợi dễ tác động lên xương khớp và gây bệnh. Hơn nữa, cơ thể chưa thích ứng nên kinh lạc dễ trì trệ, khí huyết kém lưu thông, từ đó đau nhức khớp khởi phát.

Thời tiết chuyển mùa khiến tình trạng cứng khớp dễ tái phát

Thời tiết chuyển mùa khiến tình trạng cứng khớp dễ tái phát

Y học hiện đại giải thích, cứng khớp và bệnh lý xương khớp dễ gặp hơn khi chuyển mùa do thay đổi áp suất khí quyển, mô nở ra làm tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt với bệnh nhân mắc bệnh khớp mãn tính, khi lớp sụn đã bị bào mòn, dây thần kinh nhạy cảm hơn, các đầu xương lồi lõm gần nhau nên đau nhức, cứng khớp cũng rõ ràng hơn.

Sự thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn tới sự thay đổi của nhiều yếu tố liên quan đến bệnh lý xương khớp như: độ nhớt của dịch khớp, độ nhớt của máu, thay đổi nồng độ chất trung gian, độ kết tủa của muối,… Đặc biệt khi thời tiết lạnh ẩm, các khớp dễ bị sưng tấy, đau đớn hơn. Bệnh lý xương khớp khởi phát chính là nguyên nhân gây ra cứng khớp.

Giảm lưu thông máu là yếu tố dẫn đến cứng khớp khi chuyển mùa

Giảm lưu thông máu là yếu tố dẫn đến cứng khớp khi chuyển mùa

Các bệnh về khớp nói chung và cứng khớp nói riêng gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Cứng khớp tay gây khó khăn trong cử động và các hoạt động cầm, nắm,… thông thường. Cứng khớp chân gây khó khăn trong đi lại, người bệnh lười vận động hơn và bệnh lý xương khớp lại càng trầm trọng hơn. Cứng xương cột sống làm giảm khả năng vận động nói chung, giảm chất lượng cuộc sống.

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, cứng khớp và bệnh lý xương khớp thường xuyên tái phát là nguyên nhân làm tăng lối sống thụ động, tiêu cực cũng như suy sụp sức khỏe tinh thần. Những năm gần đây, bệnh lý xương khớp đang tăng lên và trẻ hóa, do đó khi có dấu hiệu bệnh nên sớm đi khám và điều trị.

Nếu điều trị tốt, bệnh nhân sẽ không gặp phải tình trạng đau nhức, cứng khớp thường xuyên khi chuyển mùa. Chức năng và khả năng vận động của xương khớp cũng được cải thiện đáng kể. 

2. Làm gì khi cứng khớp tái phát khi chuyển mùa?

Để ngăn ngừa cứng khớp tái phát khi chuyển mùa cũng như giảm nhẹ triệu chứng bệnh, dưới đây là một số lời khuyên đến từ chuyên gia:

2.1. Điều trị tốt bệnh lý về khớp

Nếu mắc các bệnh lý về khớp như: chấn thương khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,… bệnh nhân cần sớm tới cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị tích cực. Không nên chủ quan khi triệu chứng bệnh còn nhẹ hoặc không thường xuyên xuất hiện, bệnh sẽ nặng hơn và gây cứng khớp tái phát nhiều hơn mỗi khi thời tiết thay đổi.

Cứng khớp thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp

Cứng khớp thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý xương khớp

Với bệnh lý xương khớp, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc giảm đau, giảm triệu chứng và thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đây là nhóm bệnh khó điều trị triệt để, vì thế bệnh nhân cần kiên trì, điều trị tích cực trong thời gian dài theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị nhưng bệnh tình không chuyển biến tốt, nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

2.2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa

Đặc biệt khi thời tiết chuyển từ ấm sang lạnh, người mắc bệnh xương khớp và cả người cao tuổi nên chú ấm giữ ấm cơ thể. Cần giữ ấm nhiều hơn ở các khu vực khớp gối, khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân,… Khi cứng khớp xuất hiện đột ngột vào sáng sớm hoặc sau khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, chườm ấm và giữ ấm sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

2.3. Xoa bóp vùng khớp cứng

Cứng khớp xảy ra do sự lưu thông máu kém đến khu vực này khi nhiệt độ tác động làm co mạch, vì thế bệnh nhân có thể xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay, sử dụng các loại dầu làm ấm và tăng lưu thông máu như: dầu khuynh diệp, dầu gió, dầu tràm, cồn xoa bóp,… 

2.4. Tập thể dục, vật lý trị liệu phù hợp

Với bệnh lý xương khớp nói chung và chứng cứng khớp nói riêng, luyện tập thể dục, đặc biệt là vật lý trị liệu có tác dụng rất tốt. Khi được vận động đúng cách và hợp lý, tính di động của khớp sẽ được cải thiện, dần dần giảm triệu chứng bệnh. 

Vật lý trị liệu giúp cải thiện tính linh hoạt của xương khớp

Vật lý trị liệu giúp cải thiện tính linh hoạt của xương khớp

Tuy nhiên nếu tập sai cách hoặc cường độ cao có thể gây tác dụng ngược lại, làm nặng hơn bệnh lý xương khớp và triệu chứng cứng khớp. Do đó bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe xương khớp và cơ thể. 

2.5. Giảm cân nếu thừa cân

Thừa cân là yếu tố tác động xấu đến xương khớp, đặc biệt là các khớp chân, đầu gối, bàn chân, ngón chân, khớp háng,… Do đó, người bị thừa cân, béo phì nên giảm cân để ngăn ngừa cũng như cải thiện bệnh lý xương khớp. Nếu bạn béo phì và có dấu hiệu cứng khớp, rất có thể nó cảnh báo bệnh lý xương khớp hoặc tổn thương nên cần lưu ý theo dõi thêm và thăm khám nếu cần thiết.

2.6. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ chất và ưu tiên những nhóm chất tốt không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng cơ thể mà hoạt động của khớp cũng linh hoạt hơn.

Bệnh nhân Gout thường gặp phải tình trạng cứng khớp, đau nhức khớp vào bất cứ thời điểm nào, nặng hơn khi thời tiết chuyển mùa. Vì thế, nên chú ý tới chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn quá nhiều chất đạm. Nếu đang mắc bệnh Gout, cần sớm thăm khám, điều trị và cải thiện bệnh bằng luyện tập và dinh dưỡng. 

Dinh dưỡng tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Dinh dưỡng tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp

Với những biện pháp trên, bệnh nhân cứng khớp tái phát khi chuyển mùa sẽ cải thiện được tình trạng bệnh. Hãy liên hệ với Chuyên gia xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần hỗ trợ thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ