Tin tức

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em và mức độ nguy hiểm của bệnh

Ngày 02/06/2023
Viêm cầu thận cấp được biết đến là bệnh tự miễn thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 - 12. Để tránh những tổn thương nghiêm trọng xảy ra đối với thận, cha mẹ cần hiểu về căn bệnh này, kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh và cho con đi khám, chữa trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một vài thông tin bổ ích liên quan tới bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em.

1. Thông tin về bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Viêm cầu thận là một trong những bệnh rất phổ biến ở trên thế giới, phần lớn bệnh nhân là trẻ nhỏ. Trong đó, tác nhân gây bệnh đó là liên cầu ß nhóm A, tình trạng nhiễm liên cầu xảy ra chủ yếu vào giai đoạn mùa hè hoặc mùa đông. Đây là giai đoạn trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da hoặc bị viêm họng cực kỳ cao. Cụ thể, trong những ngày thời tiết mùa hè nóng bức, trẻ thường bị viêm da, chốc đầu. Trong khi đó, ở mùa đông, tình trạng viêm họng chủ yếu xảy ra ở mùa đông.

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Dựa vào những phân tích kể trên, chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ nhỏ. Tốt nhất, cha mẹ nên chú ý giữ gìn môi trường sống sạch sẽ để hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn ở trẻ.

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em sẽ khiến chức năng cầu thận suy giảm nghiêm trọng, máu không được cung cấp đủ protein, gây ra một số triệu chứng. Bên cạnh đó, chức năng cầu thận giảm sẽ khiến quá trình lọc chất thải diễn ra chậm, kém hiệu quả hơn. Về lâu về dài, nếu không được điều trị dứt điểm bệnh viêm cầu thận thì thận của trẻ có thể chịu những tổn thương nặng nề.

2. Yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ?

Như đã phân tích, nguyên nhân chính gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em là tình trạng nhiễm liên cầu. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, nếu như các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận thì khả năng trẻ bị viêm cầu thận cấp sẽ tăng đáng kể. 

Bên cạnh đó, phơi nhiễm độc tố cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cầu thận cấp tính, cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm độc tố. Đặc biệt, khi phát hiện bệnh, chúng ta cần cho bé đi điều trị kịp thời, càng để lâu, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, thận chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng.

Viêm cầu thận cấp có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng

Viêm cầu thận cấp có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng

3. Nhận biết triệu chứng của bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra ở trẻ nhỏ

Vậy khi mắc bệnh viêm cầu thận cấp, bệnh nhi sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nào? Cơ thể phù nề là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em, tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở cổ chân và mí mắt của bệnh nhi. Cha mẹ có thể thấy rõ triệu chứng phù nề vào mỗi buổi sáng và thường thuyên giảm khi về chiều, tối. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan khi phát hiện trẻ bị phù nề, cha mẹ hãy chủ động đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân, có kế hoạch điều trị kịp thời.

Để phát hiện bệnh viêm cầu thận cấp xảy ra đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý đặc điểm nước tiểu của trẻ. Khi mắc bệnh, tần suất đi tiểu tiện của trẻ giảm đáng kể, trong những giai đoạn đầu thì chỉ số ure, creatinin máu sẽ không tăng quá nhiều. Tuy nhiên, chỉ số ure, creatinin máu sẽ tăng đáng kể trong trường hợp bệnh nhi bị suy thận cấp tính, lúc này bé cần được đi cấp cứu sớm để ngăn ngừa biến chứng tệ hơn xảy ra.

Bệnh nhi thường bị phù cổ chân

Bệnh nhi thường bị phù cổ chân

Tiểu ra máu cũng là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhi viêm cầu thận cấp, triệu chứng này kéo dài khoảng 1 tuần sau đó dần thuyên giảm. Khi phát hiện tình trạng này, cha mẹ hãy đưa bé đi khám, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em.

Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm có thể kể đến như: trẻ bị sốt nhẹ, hay bị chướng bụng, đau bụng và buồn nôn,… Dấu hiệu gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, do đó các bậc phụ huynh cần theo dõi thêm, cho bé khám tại các trung tâm y tế uy tín để chẩn đoán chính xác tình trạng.

4. Phác đồ điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ em

Bệnh viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe bệnh nhi. Chính vì thế, khi phát hiện bệnh, cha mẹ nên cho bé điều trị càng sớm càng tốt. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương cầu thận của từng bệnh nhi, sẽ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tập trung cải thiện chức năng của thận, đặc biệt là khả năng tạo nước tiểu. Đồng thời, việc tìm kiếm, loại bỏ liên cầu khuẩn gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em cũng được ưu tiên hàng đầu, đây là cách phòng bệnh tái phát hiệu quả nhất. Nếu bệnh nhi gặp phải biến chứng nặng, bác sĩ sẽ phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế tối đa tổn thương cho thận và sức khỏe.

Dựa vào mức độ tổn thương cầu thận, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp

Dựa vào mức độ tổn thương cầu thận, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp

Bệnh nhi có triệu chứng phù nề nghiêm trọng sẽ được cải thiện khả năng tạo nước tiểu, bởi vì triệu chứng này làm giảm tần suất đi tiểu tiện của trẻ nhỏ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ sử dụng Furosemid với liều lượng từ 1 - 2 mg/kg/24h. Cha mẹ nên chú ý vấn đề này, cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng để điều hiệu quả điều trị cao nhất.

Để loại bỏ liên cầu khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ nhỏ, bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh, ví dụ như penicillin hoặc erythromycin. Lưu ý, khi dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ, chúng ta phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc để ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.

Một số biến chứng thường gặp ở trẻ là: thể não, suy tim cấp hoặc phù phổi cấp, tùy vào từng biến chứng bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị thích hợp, ví dụ như dùng thuốc lợi tiểu, thuốc có tác dụng hạ huyết áp hoặc cho bệnh nhi thở oxy…

Song song với điều trị, cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh trong khi mắc bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Tốt nhất, các bé nên nằm nghỉ ngơi từ 1 - 2 tuần cho tới khi sức khỏe được cải thiện. Đồng thời, chúng ta cần tham khảo, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho bệnh nhi. Bác sĩ cha mẹ cho bé ăn nhạt trong giai đoạn mắc bệnh, tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều lipid và glucid, cho trẻ uống nhiều nước.

Trẻ nên nằm nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh cấp tính

Trẻ nên nằm nghỉ ngơi trong giai đoạn bệnh cấp tính

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, chúng ta nên chủ động đưa bé đi điều trị để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở thận. Ba mẹ có thể tham khảo chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để đưa con đi thăm khám. Đây là đơn vị các có gần 30 năm hoạt động, được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ