Tin tức
Viêm cầu thận lây qua đường nào và cách điều trị hiệu quả
- 11/05/2021 | Tại sao suy thận mạn lại thiếu máu và cách phòng ngừa hiệu quả
- 21/10/2020 | Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm cầu thận
- 23/04/2021 | Nguyên nhân nào dẫn tới đau quặn thận và cách xử lý đúng
1. Chuyên gia giải thích viêm cầu thận là bệnh gì?
Viêm cầu thận là được chia thành viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn, vị trí bị tổn thương là cầu thận. Tình trạng viêm cầu thận nếu kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến suy thận.
Viêm cầu thận thường do vi sinh vật gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm cầu thận thường không rõ, thường gặp các nhóm sau:
-
Nhiễm trùng: Liên cầu khuẩn viêm cầu thận, vi khuẩn viêm nội tâm mạc, virus.
-
Bệnh miễn dịch: Lupus bệnh lý thận IgA.
-
Viêm mạch thận.
-
Đái tháo đường tăng huyết áp biến chứng tổn thương cầu thận.
-
Nhiễm khuẩn liên cầu: Đây thường là di chứng xảy ra sau nhiễm khuẩn viêm họng hoặc nhiễm trùng da.
-
Nhiễm khuẩn do các chủng Streptococcus pyogenes.
-
Nhiễm khuẩn do cầu khuẩn gram dương S.pyogenes, chúng gây ra tình trạng tiêu huyết beta khi được nuôi cấy trong môi trường cách ly.
Khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ hoạt động tạo kháng thể, tạo phức hợp với kháng nguyên và loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên ở bệnh nhân có hệ miễn dịch kém hoặc rối loạn, khả năng tiêu diệt vi khuẩn không tốt nên chúng có thể xâm nhập sâu gây tổn thương nội tạng. Vì thế ngoài viêm cầu thận¸ bệnh nhân có thể gặp những bệnh lý nội tạng nguy hiểm khác.
Viêm cầu thận thường tiến triển âm thầm khó phát hiện
Hầu hết bệnh nhân viêm cầu thận giai đoạn sớm tiến triển khá âm thầm, triệu chứng mờ nhạt rất khó phát hiện.
2. Viêm cầu thận lây qua đường nào bác sĩ giải đáp chi tiết
Nếu bạn đang thắc mắc viêm cầu thận mạn lây qua đường nào thì đây là một bệnh lý không lây nhiễm. Do đó, người nhà bệnh nhân cũng như người xung quanh có thể hoàn toàn yên tâm chăm sóc bệnh nhân thật tốt. Để phòng ngừa bệnh, cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:
-
Cần tuân thủ điều trị theo đơn của bác sĩ nếu mắc các bệnh như viêm cầu thận cấp, các bệnh lý tự miễn, rối loạn tiêu hóa.
-
Khi đi khám bệnh, cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để tránh dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến thận.
-
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên.
-
Có chế độ ăn uống ít muối, hạn chế protein.
-
Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ và đều đặn.
-
Khi có dấy hiệu mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở u tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Viêm cầu thận là bệnh lý không lây nhiễm
3. Điều trị và phòng ngừa viêm cầu thận
3.1. Điều trị
Viêm cầu thận là bệnh lý có thể tiến triển âm thầm cho đến khi phá hủy cầu thận nghiêm trọng và gây bệnh suy thận. Hơn nữa hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị bệnh triệt để, các loại thuốc trên thị trường chủ yếu chỉ giúp khắc phục triệu chứng bệnh tùy từng giai đoạn.
Với viêm cầu thận nhưng chưa tiến triển năng đến suy thận, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi tình trạng bệnh lý. Đồng thời sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát bệnh như: ăn nhạt hơn, hạn chế hấp thu muối, kiểm soát lượng nước vào tùy từng trường hợp và sử dụng thuốc lợi tiểu với liều lượng thấp theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm cầu thận gây suy thận cần được theo dõi và điều trị y tế
Nếu viêm cầu thận đã tiến triển thành suy thận nghĩa là bệnh đang ở mức nguy hiểm, bệnh nhân cần thực hiện: nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh, kiểm soát huyết áp, ăn nhạt và hạn chế tối đa muối, dùng thuốc lợi tiểu với liều lượng phù hợp,… Ở giai đoạn bệnh này, có thể đã xuất hiện các biến chứng suy tim, sung huyết, suy thận cấp,… yêu cầu phải điều trị hoặc chạy thận nhân tạo.
Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào đối tượng mắc bệnh, thời điểm phát hiện cũng như khả năng đáp ứng điều trị. Đa phần trẻ em mắc viêm cầu thận có tiên lượng khá tốt, tình trạng bệnh sẽ biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần. Khả năng phục hồi thận sau tổn thương cũng nhanh, vì thế chức năng thận gần như không bị ảnh hưởng.
3.2. Phòng ngừa
Việc phòng ngừa viêm cầu thận vẫn được ưu tiên bằng các biện pháp sau:
Ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A hoặc viêm họng
Đây là những tác nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm cầu thận, biện pháp nên áp dụng là vệ sinh tay và hệ hô hấp, mũi - họng sạch sẽ, thường xuyên. Việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hắt hơi hoặc tiếp xúc với vật bẩn cũng rất cần thiết.
Điều trị sớm khi bị nhiễm khuẩn
Nếu bị nhiễm vi khuẩn, điều trị kháng sinh sớm trong 24 giờ giúp loại trừ khả năng lây truyền vi khuẩn tốt hơn là điều trị muộn.
Điều trị sớm viêm cầu thận giúp phòng ngừa biến chứng bệnh
Nắm được viêm cầu thận lây qua đường nào giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng ngừa lây nhiễm cũng như xử lý khi phát hiện bệnh. Nếu cần tư vấn thêm liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế nhận được sự đánh giá rất cao từ phía bệnh nhân, bởi các yếu tố:
-
Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, giỏi chuyên môn, giàu y đức.
-
Trang thiết bị tiên tiến, luôn cập nhật máy móc hiện đại trên thế giới để nâng cao hiệu quả điều trị.
-
Quy trình thăm khám nhanh gọn, giảm tối đa thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.
-
Áp dụng bảo lãnh viện phí với đa dạng các thẻ bảo hiểm sức khỏe nhưng thẻ bảo hiểm Bảo Việt, Manulife, Bảo hiểm Dầu khí PVI,... giúp tiết kiệm chi phí điều trị.
MEDLATEC - địa chỉ xứng đáng để bạn trao niềm tin, gửi gắm sức khỏe bản thân và gia đình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!