Tin tức
Viêm da cơ địa có chữa được không, cách phòng tránh thế nào?
- 19/04/2021 | Viêm da tã lót - cách nhận diện và phòng tránh như thế nào?
- 19/04/2021 | Tìm hiểu về viêm da tiếp xúc và biện pháp phòng ngừa
- 19/04/2021 | Tình trạng viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần và cách khắc phục
1. Tìm hiểu viêm da cơ địa
Trước khi tìm hiểu xem viêm da cơ địa có chữa được không, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến tình trạng bệnh lý này cho các bạn tham khảo.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố cơ địa. Nói một cách dễ hiểu thì đây là bệnh ngoài da, xuất hiện ở những người có làn da mỏng và nhạy cảm. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể khiến người mắc cảm thấy khó chịu, phiền toái và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Viêm da cơ địa trong tiếng Anh gọi là Atopic dermatitis hay còn gọi là eczema. Nhưng mọi người vẫn thường gọi với cái tên quen thuộc, ngắn gọn là chàm. Bênh có thể bộc phát và tái đi tái lại nhiều lần với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như môi trường sống, điều kiện khí hậu,…
Viêm da cơ địa còn được gọi là chàm, với mức độ nặng nhẹ tùy vào cơ địa và môi trường sống
Các đối tượng dễ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, nhưng thống kê của các phòng khám chuyên khoa Viện da liễu cho thấy, tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn người lớn và ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Cụ thể, viêm da cơ địa trẻ em chiếm 60% trong những năm tháng đầu đời, 30% trong độ tuổi 1 - 5 và 10% trong độ tuổi 6 - 20. Còn viêm da cơ địa ở người lớn sẽ xảy ra nhiều hơn với những người mắc các bệnh về dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen,…
2. Triệu chứng của viêm da cơ địa là gì
Vì những bệnh về da thường có biểu hiện giống nhau nên triệu chứng của viêm da cơ địa rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của viêm da tiếp xúc hay viêm da dị ứng. Nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy mỗi bệnh có những dấu hiệu đặc trưng. Với viêm da cơ địa, chúng ta có thể dựa vào những triệu chứng sau để nhận ra bệnh.
Viêm da cơ địa có nhiều triệu chứng của các bệnh về da nói chung
Nổi mề đay
Một trong những dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của bệnh viêm da nói chung và viêm da cơ địa nói riêng là nổi mề đay. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khắp cơ thể, cùng với đó là sự xuất hiện của các vùng mề đay ở cổ, ngực, lưng, tay, chân,…
Da bị sưng, phù nề
Việc dùng tay để gãi các vùng da bị ngứa có thể khiến những vùng da này bị tổn thương (trầy xước, viêm nhiễm), sưng lên và phù nề. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn gãi mạnh và không có biện pháp điều trị thích hợp. Cụ thể, không chỉ bị sưng và phù nề mà trên da sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ như bị côn trùng cắn nhưng với kích thước to hơn.
Đóng vảy
Lớp da bên ngoài của những vùng da bị tổn thương sẽ khô lại, đóng vảy và bong tróc ra khỏi bề mặt da. Điều này càng gây thêm tình trạng nhạy cảm cho da. Nếu không vệ sinh và bảo vệ đúng cách thì bệnh sẽ tái phát, lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn.
Viêm da cơ địa khiến vùng da mặt bị ngứa, nổi mẩn đỏ và tổn thương nặng nề
3. Vậy người bị viêm da cơ địa có chữa được không?
Viêm da cơ địa có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều người bởi bệnh gây cảm giác khó chịu, đồng thời, khiến người mắc cảm thấy thiếu tự tin. Đặc biệt, bệnh có tính chất mãn tính, tái phát nhiều lần nên là nỗi ám ảnh của không ít người. Tuy nhiên, bệnh vẫn có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Như đã nói ở trên, mức độ của viêm da cơ địa tùy thuộc vào cơ địa, thói quen ăn uống và sinh hoạt của mỗi người, bên cạnh đó là tác động của môi trường sống và điều kiện khí hậu,…
Tùy vào độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có cách điều trị và kê toa thuốc phù hợp. Thường thì các loại thuốc dưỡng ẩm, giảm ngứa sẽ được sử dụng để điều trị các bệnh về da nói chung, kể cả viêm da cơ địa.
Cụ thể, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da cơ địa là cấp tính hay mãn tính. Nếu cấp tính thì sẽ cho đắp ẩm, bôi kem và kháng sinh ngoài da, song song với đó là dùng thuốc giảm chứa, thuốc chống dị ứng.
Nhưng nếu là viêm da cơ địa mãn tính với biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn thì ngoài sử dụng kem dưỡng ẩm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng để giảm ngứa, giảm viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng tổn thương lan rộng.
Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ có cách điều trị phù hợp
Cách phòng bệnh viêm da cơ địa
Tuy không có cách phòng bệnh triệt để bởi những người bị viêm da cơ địa có làn da nhạy cảm, chỉ một tác nhân nhỏ cũng đủ để bệnh khởi phát, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng những cách sau để ngừa, giảm việc viêm da cơ địa tái phát và kéo dài:
-
Vệ sinh cơ thể thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi - các tác nhân gây ngứa và viêm da.
-
Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm để cấp ẩm cho da.
-
Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da ngứa và viêm nhiễm.
-
Cẩn trọng trong việc chọn và sử dụng mỹ phẩm, nước hoa. Nên đọc thành phần và hướng dẫn sử dụng để chọn được sản phẩm phù hợp với làn da của bạn.
-
Không ăn hải sản, uống rượu bia và hút thuốc lá.
-
Không tự ý dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi viêm da cơ địa có chữa được không và làm thế nào để phòng tránh bệnh khởi phát, tái phát hiệu quả. Bạn có thể liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp bất kỳ vấn đề, thắc mắc nào về sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!