Tin tức
Viêm kết mạc mãn tính do đâu và cách điều trị hiệu quả
- 11/04/2021 | Những điều bạn nhất định phải biết về viêm kết mạc cấp tính!
- 08/01/2021 | Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi, có nguy hiểm không?
- 18/01/2021 | Viêm kết mạc ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
1. Bạn hiểu như thế nào là viêm kết mạc và viêm kết mạc mãn tính?
Kết mạc là một lớp màng niêm mạc che phủ phần lòng trắng của nhãn cầu và bên trong mí mắt, khi lớp màng này bị viêm thì ta gọi đó là viêm kết mạc mắt.
Viêm kết mạc mãn tính là trường hợp viêm kết mạc kéo dài gây ra một số triệu chứng như: Mắt đỏ, sưng, có ghèn vàng hoặc xanh dính bên mí mắt vào mỗi sáng,...
Những đối tượng dễ mắc phải viêm kết mạc như:
-
Người thường xuyên tiếp xúc với những bệnh nhân bị viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc virus.
-
Những đối tượng thường xuyên đeo kính áp tròng, hoặc sử dụng chúng qua đêm.
-
Thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng lặp đi lặp lại nhiều lần ảnh hưởng đến mắt.
Viêm kết mạc mãn tính hay còn gọi là bệnh đỏ mắt
2. Nguyên nhân gây viêm kết mạc mãn tính là do đâu?
Mắt là một trong những bộ phận khá nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài môi trường. Do đó, có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến trạng thái cũng như hoạt động bình thường của mắt:
Bệnh sinh ra do sự xâm nhập của virus:
Không những phổ biến mà bệnh sinh ra do nguyên nhân này cũng rất dễ lây lan. Bên cạnh những triệu chứng chung như mắt đỏ, đau, mờ,... mắt còn chảy nước mắt thường xuyên. Kèm với đó còn có một số triệu chứng khác như đau họng, sốt, đau đầu. Tuy nhiên với nguyên nhân này bệnh có khả năng tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Một số trường hợp thời gian mắc bệnh kéo dài hơn làm bệnh trở thành mãn tính.
Bệnh do vi khuẩn gây ra:
Một trong những nguyên nhân dễ khiến mắt trở thành viêm mãn tính. Một hoặc hai mắt bệnh nhân sẽ tiết ra nhiều mủ hoặc chất nhầy, đau vùng mí mắt kèm với đó là một mủ.
Do dị ứng:
Các tác nhân gây dị ứng làm cho mắt ngứa, chảy nước mắt và đỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng cho mắt, tuy nhiên bệnh sẽ gặp ở những người mắc bệnh hen suyễn, chàm hoặc những đối tượng mắc dị ứng kéo dài. Những triệu chứng cơ bản là giống nhau, do đó nếu phát hiện bệnh tốt hơn hết bạn nên đến khám ở những phòng khám uy tín để điều trị kịp thời.
Viêm kết mạc do bẩm sinh:
Một trường hợp vô cùng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Bệnh do nhiều nguyên nhân với nhiều triệu chứng khác nhau. Một số nguyên nhân được kể đến như tắc tuyến lệ, dùng kháng sinh nhỏ mắt lúc mới vừa chào đời. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh cũng có thể lây truyền qua đường tình dục như lậu,... là rất đáng lưu tâm.
Viêm kết mạc mắt vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh
3. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm kết mạc mãn tính
Bắt nguồn từ những triệu chứng nhẹ, do không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm mà bệnh dần trở thành mãn tính với những triệu chứng sau:
-
Đỏ, ngứa, có cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
-
Dử mắt hoặc ghèn bám quanh mí mắt vào ban đêm, làm mắt dính lại khó mở mắt vào sáng sớm.
Bên cạnh đó, với mỗi nguyên nhân khác nhau triệu chứng cũng sẽ khác nhau như mắt bị đau, mờ nhìn vật không rõ ràng, có cảm giác như vật gì đó đang mắc kẹt trong mí mắt, mắt dần nhạy cảm hơn với ánh sáng,...
Mắt bị đau đỏ có ghèn xung quanh mí mắt
4. Những biện pháp hữu hiệu trong điều trị và phòng ngừa viêm kết mạc mắt
Việc điều trị viêm kết mạc mắt hiện nay áp dụng phương pháp điều trị theo triệu chứng là chính. Vệ sinh mí mắt, thường xuyên sử dụng nước mắt nhân tạo,... là những gì bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng để giảm các triệu chứng ở mắt.
Với những trường hợp đỏ mắt do sử dụng kính áp tròng lâu ngày, ngừng sử dụng chúng trong một thời gian dài là điều bạn cần làm lúc này. Thẳng tay vứt bỏ những loại kính chỉ sử dụng một lần. Hơn nữa, cần vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính áp tròng cũng như những phụ kiện đi kèm trước khi sử dụng lại.
Đau đỏ mắt do dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường, sẽ được các bác sĩ cho sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt khác nhau phù hợp với từng loại tác nhân gây dị ứng. Là những thuốc có khả năng kiểm soát các phản ứng dị ứng, hoặc các thuốc hạn chế viêm nhiễm, Bên cạnh đó, bạn nên tránh xa những nguyên nhân gây ra dị ứng để bệnh có khả năng hồi phục cao hơn.
Nhưng hơn hết việc tìm hiểu cách điều trị, phòng bệnh vẫn là “phương pháp điều trị ban đầu” hiệu quả nhất. Có rất nhiều biện pháp phòng hiệu quả cho viêm kết mạc trước khi mắt chuyển sang viêm kết mạc mãn tính:
-
Hạn chế mức cao nhất tay bạn tiếp xúc với mắt.
-
Vệ sinh tay thường xuyên.
-
Không dùng chung khăn mặt và khăn tắm với người khác, đặc biệt là với những người có bệnh về mắt. Khăn tắm và khăn mặt nên sạch sẽ, được thay hàng ngày.
-
Vỏ gối, chăn màn vẫn nên thay và vệ sinh thường xuyên.
-
Hạn chế và cẩn thận hơn với những loại mỹ phẩm mắt như mascara.
Không sử dụng chung khăn để hạn chế các bệnh tật ở mắt
Phòng ngừa viêm kết mạc cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Đối với những trẻ mới vừa chào đời, các bác sĩ sẽ khuyến khích phòng bệnh bằng một số loại thuốc tùy vào tình trạng viêm hoặc viêm nhiễm âm đạo của người mẹ. Nguyên nhân trẻ sau sinh mắc phải bệnh này sau sinh có thể do nhiễm khuẩn qua đường âm đạo của mẹ. Do đó, mẹ bầu vẫn nên điều trị dứt điểm những bệnh nhiễm khuẩn phụ khoa trước khi sinh nở để hạn chế lây mầm bệnh cho những thiên thần nhỏ của chúng ta.
Viêm kết mạc nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm rất dễ chuyển biến thành viêm kết mạc mãn tính. Do đó, thông qua bài viết này, MEDLATEC chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như cẩn trọng hơn với những tác nhân gây bệnh cho bản thân và những người trong gia đình. Hãy lưu ý những biện pháp phòng bệnh nêu trên để chúng ta không phải vứt tiền phung phí cho những thứ chúng ta hoàn toàn có thể khắc chế được.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!