Tin tức
Những điều bạn nhất định phải biết về viêm kết mạc cấp tính!
- 08/01/2021 | Viêm kết mạc bao lâu thì khỏi, có nguy hiểm không?
- 18/01/2021 | Viêm kết mạc ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
- 08/01/2021 | Tổng hợp những thông tin cần biết về viêm kết mạc mắt
1. Viêm kết mạc cấp tính là bệnh gì?
Kết mạc là một lớp màng mỏng trong suốt bao phủ bên ngoài nhãn cầu và mặt trong mi mắt. Bên trong kết mạc chứa rất nhiều mạch máu, do đó khi kết mạc viêm các mạch máu này sẽ bị sung huyết và làm cho kết mạc đỏ hoặc thậm chí là phù lên. Trường hợp này được gọi là viêm kết mạc cấp tính, các mạch máu xung huyết làm mắt bị đỏ nên còn gọi là bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh có thể được tìm thấy tất cả các các mùa trong năm, tuy nhiên, bùng phát mạnh nhất vẫn là những lúc giao mùa. Hơn nữa đây lại là một căn bệnh có tính lây lan rất cao, bất kỳ một thành viên nào trong gia đình mắc bệnh đều có khả năng lây cho hơn 50% những thành viên còn lại khác. Và trong số đó những người có nguy cơ dẫn đến biến chứng chiếm 30 - 40%.
Sự khác nhau giữa mắt thường và mắt viêm kết mạc cấp tính
2. Viêm kết mạc cấp tính từ đâu mà ra, mức độ lây lan như thế nào?
Viêm kết mạc cấp tính mang nhiều hình thái khác nhau và mỗi hình thái cũng sẽ có những nguyên nhân riêng của nó. Hay nói cách khác tùy theo từng nguyên nhân cụ thể mà bệnh hình thành nên những dạng khác nhau. Một số hình thái cùng nguyên nhân gây nên như:
-
Viêm kết mạc cấp tính tiết tố mủ do vi khuẩn: Là một hình thái viêm kết mạc dạng nhú tối cấp.
-
Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: là khi quá trình viêm làm xuất hiện một lớp màng phủ trên bề mặt kết mạc mang màu trắng xám hoặc ngà.
-
Viêm do virus: Nguyên nhân này làm viêm kết mạc có kèm nhú, có giả mạc và tiết nhiều dịch (ghèn). Kèm theo đó là một số triệu chứng như sốt, hoặc cảm cúm,...
Bệnh gây ra dù bất kỳ nguyên nhân nào, vi khuẩn hay virus cũng đều có khả năng lây lan cao. Con đường lây lan mầm bệnh từ người bệnh sang người bình thường cũng rất dễ dàng như: vô tình tiếp xúc trực tiếp với ghèn, rỉ mắt của người bệnh, hoặc qua dịch tiết từ mắt,... hoặc có thể trung gian qua các vật dụng cá nhân như khăn, kính,...
Do đó, người mắc bệnh nên chủ động cách ly với mọi người xung quanh. Tốt hơn hết, trong quá trình tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân.
Dịch tiết ra có màu trong suốt, có thể kéo sợi do virus gây viêm kết mạc
3. Khi bị viêm kết mạc mắt sẽ có triệu chứng gì?
Triệu chứng điển hình
Những triệu chứng điển hình của viêm kết mạc cấp tình mà ta thường dễ nhận biết như: Mắt cộm xốn, hơi ngứa, kết mạc mắt và mí mắt đỏ ngầu, thậm chí mí mắt còn sưng lên, ghèn và nước mắt chảy nhiều hơn. Đặc biệt khó khăn nhất là mỗi buổi sáng, ghèn mắt làm dính chặt lông mi cùng mí mắt, khiến người bệnh khó khăn trong việc mở mắt.
Đau nhức, cùng khó chịu khiến người bệnh phải dụi mắt thường xuyên, do đó bệnh có nguy cơ nặng thêm. Một số trường hợp do virut gây ra còn xuất hiện thêm các hạch trước tai, gây sưng và đau.
Chúng ta cũng có thể nhận diện nhanh bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra bằng việc dựa vào tính chất cũng như màu sắc của ghèn mắt lúc bệnh. Nếu ghèn có màu vàng, đặc trông giống mũ thì đó là do vi khuẩn gây ra. Với bệnh do virut, ghèn sẽ có màu trắng trong hơn, dai và có khả năng kéo sợi.
Bên cạnh những triệu chứng xuất hiện ở mắt, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo ở đường hô hấp như: ho, sổ mũi, thở khò khè hoặc sốt.
Mức độ nguy hiểm
Bệnh có khả năng tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể để lại biến chứng gây viêm giác mạc như chảy nước mắt, nhìn mờ, bị chói khi ra ánh sáng. Nếu càng kéo dài, không điều trị kịp thời viêm loét giác mạc có thể xảy ra và có khả năng ảnh hưởng cao đến thị lực sau này.
Nghiêm trọng hơn là việc hình thành lớp màng giả bám dính vào mặt bên trong của kết mạc. Lớp màng này là sự kết hợp từ các sợi Fibrin trong dịch tiết cùng với các tế bào viêm và vi khuẩn. Tác hại của của là làm mí mắt sưng húp, trầm trọng hơn là xuất huyết kết mạc, chảy nước mắt có lẫn má hồng.
Viêm kết mạc cấp tính hay còn gọi là bệnh đau đỏ mắt
4. Điều trị dứt điểm viêm kết mạc cấp tính dễ hay khó?
Những ảnh hưởng mà bệnh gây ra cho người bệnh không hề ít nhưng đáng mừng là chúng ta hoàn toàn có thể điều trị chúng một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên quá trình điều trị vẫn cần phải đi kèm với việc phát hiện và điều trị kịp thời, ngược lại sẽ là những biến chứng nặng nề về sau.
Quá trình điều trị đơn giản bằng một số loại thuốc do bác sĩ kê khai như kháng viêm, kháng sinh nhỏ tại chỗ hoặc toàn thân với tác dụng là giảm các triệu chứng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, hoặc dùng thuốc của người này để điều trị cho người khác.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn như: giảm đau mắt, khó chịu bằng đắp khăn ấm, rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào lúc sáng sớm sau khi thức dậy, chúng có tác dụng vệ sinh và làm mềm lông mi. Và đừng quên bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Một số biện pháp phòng bệnh giúp bạn bảo vệ mắt tránh xa những tác nhân gây bệnh:
-
Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-
Sử dụng xà phòng khi rửa tay, đặt biệt là khi tiếp xúc với bệnh nhân.
-
Hạn chế đưa tay chạm vào mắt. Đặc biệt là sau khi chạm vào mắt có bệnh.
-
Không dùng chung khăn mặt, vật dụng cá nhân, kính,...
-
Tránh xa các biệt pháp điều trị dân gian như đắp lá trầu không, lá dâu,... hoặc tự ý mua thuốc bên ngoài cũng như sử dụng thuốc nhỏ mắt của người khác.
Điều trị viêm kết mạc cấp tính dễ dàng với một số loại thuốc nhỏ mắt trực tiếp
Viêm kết mạc cấp tính tuy dễ điều trị, kết quả cũng như khả năng phục cao và nhanh chóng nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này. Bởi những biến chứng không may xảy ra sẽ ảnh hưởng lâu dài đến thị lực của bạn sau này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!