Tin tức

Bệnh viêm kết mạc và những thông tin bạn không nên bỏ qua

Ngày 20/04/2020
Tình trạng đau mắt đỏ hay còn được biết đến với tên gọi viêm kết mạc là bệnh lý hay xảy ra và mùa hè nắng nóng. Nếu mỗi người không biết bảo vệ mình thì họ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Vì thế, mỗi chúng ta nên trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh lý này để có cách phòng chống hiệu quả nhất.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc

Có lẽ, viêm kết mạc không còn là bệnh lý xa lạ đối với chúng ta, bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Trong đó, hiện tượng này xảy ra khi đôi mắt của con người bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công. Sau đó, mắt rơi vào tình trạng nhiễm trùng, biểu hiện rõ ràng nhất đó là đôi mắt bị sưng đỏ. Tùy vào mức độ của bệnh, đôi mắt của bạn sẽ bị sưng đỏ ra nhiều dử mắt hoặc là chảy nước mắt liên tục không kiểm soát được.

Bệnh viêm kết mạc được biết đến với tên gọi là đau mắt đỏ

Bệnh viêm kết mạc được biết đến với tên gọi là đau mắt đỏ

Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu, cảm giác đôi mắt luôn vướng bụi. Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm và tự khỏi hẳn sau khoảng từ 7 ngày đến 10 ngày. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chăm sóc đôi mắt thật cẩn thận, như vậy tình trạng viêm nhiễm mới không trở nên nghiêm trọng. Nếu như người bệnh chủ quan, bệnh có thể diễn biến phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc

Để có những cách phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần nắm được những nguyên nhân chính gây bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều tác nhân khiến chúng ta bị viêm kết mạc, trong đó có 3 tác nhân chính: vi khuẩn, virus và dị ứng. Cụ thể như sau:

2.1. Do vi khuẩn, vi rút

Có thể nói, một trong những tác nhân chủ yếu gây bệnh đau Mắt đỏ ở con người đó là do sự tấn công của virus, đặc biệt là adenovirus và herpesvirus. Theo một số liệu thống kê, có đến 80% bệnh nhân đau mắt đỏ vì adenovirus gây ra. Mọi người xung quanh có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao nếu như họ vô tình tiếp xúc với nước mắt của người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ cũng có thể xuất hiện vì vi khuẩn gây nên, người bệnh thường sẽ có dịch tiết, chúng bám lên những đồ vật quanh ta. Mọi người tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân sẽ bị lây bệnh. Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh viêm kết mạc, ví dụ như: vi khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Haemophilus, Streptococcus pneumoniae,… Đặc biệt, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh không chăm sóc cẩn thận.

2.2. Do bị dị ứng

Clo trong bể bơi có thể khiến con người bị đau mắt đỏ.

Clo trong bể bơi có thể khiến con người bị đau mắt đỏ.

Một số người gặp hiện tượng đau mắt đỏ bởi họ bị dị ứng với một số đồ vật, trong đó ta có thể kể đến như: phấn hoa, lông vật nuôi. Những người có đôi mắt nhạy cảm như vậy nên cẩn thận khi tiếp xúc với những đồ vật lạ. Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng được coi là tác nhân khiến con người bị đau mắt đỏ. Nhiều người sau khi tiếp xúc với clo trong hồ bơi, mỹ phẩm,… thì mắt trở nên viêm nhiễm.

Ngoài ra, rất nhiều tác nhân làm bệnh viêm kết mạc xảy ra, môi trường không khí ô nhiễm bụi bẩn hoặc việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác vô tình khiến bạn nhiễm bệnh. Nếu không biết cách kiểm soát, bệnh sẽ bùng phát và trở nên dịch bệnh nghiêm trọng. Vì thế, mỗi người chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ biểu hiện nào của bệnh.

3. Biểu hiện của người đau mắt đỏ

Những tác nhân gây bệnh khác nhau thường đem tới cho người bệnh những biểu hiện đặc trưng riêng. Tuy nhiên, hầu hết người bị đau mắt đỏ vẫn có một vài triệu chứng giống nhau. Các biểu hiện cụ thể như: 

  • Đỏ mắt, không đau, không giảm thị lực.

  • Thường có ghèn mắt. 

  • Mắt cộm, luôn cảm giác có dị vật. 

  • Bệnh nhân thường thấy ghèn, dử mắt xuất hiện.

Ngoài ra, bệnh nhân đau mắt đỏ rất hay chảy nước mắt và không thể kiểm soát được. Một số người còn xuất hiện các triệu chứng kèm theo, ví dụ như ho, hắt hơi hoặc viêm mũi dị ứng,… Trong thời gian phát bệnh, một số người gặp phải biến chứng của viêm kết mạc là thị lực giảm, mắt nhìn mờ. 

4. Cách chăm sóc người bị viêm kết mạc

Vậy nếu bạn bị bệnh viêm kết mạc, cần làm gì để tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm và mau chóng khỏi? Thứ nhất, người bệnh nên vệ sinh mắt thường xuyên bằng cách lau, rửa ghèn, dử mắt 2 - 3 lần một ngày. Bạn hãy sử dụng bông mềm hoặc khăn giấy ẩm mềm sạch, ngoài ra bạn lưu ý rằng: 

  • Không dùng khăn giấy khô vì sẽ làm tổn thương kết mạc

  • Khăn giấy không sử dụng 2 lần mà phải vứt ngay để tránh lây lan.

Trong trường hợp, bạn chỉ bị viêm kết mạc một bên mắt thì không được sử dụng cùng lọ thuốc đó cho bên còn lại. Như vậy, khả năng bên mắt kia cũng sẽ bị lây và viêm nhiễm, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Mỗi người nên có một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, điều này giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Đặc biệt, người bệnh nên sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, kính mắt,… 

Bạn hãy vệ sinh mắt đều đặn để mau chóng khỏi bệnh.

Bạn hãy vệ sinh mắt đều đặn để mau chóng khỏi bệnh.

Thêm một lưu ý nho nhỏ đó là trước khi nhỏ thuốc vào mắt, người bệnh nhớ rửa tay thật sạch bằng xà phòng. Vi khuẩn, vi rút có thể tồn tại trên bàn tay, chúng sẽ có cơ hội để tấn công và khiến đôi mắt viêm nhiễm nặng hơn và rất khó để điều trị. Vì thế, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay là những thứ không thể thiếu đối với chúng ta.

Trong thời gian bị bệnh, bạn nên hạn chế đi ra ngoài đường và tiếp xúc với mọi người, đó là cách để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho xã hội. Nếu nhất thiết phải ra đường thì người bệnh có thể sử dụng kính râm, kính đen. Để bệnh mau chóng thuyên giảm, sức khỏe bình phục thì nghỉ ngơi và thư giãn là một điều hết sức cần thiết.

5. Phòng tránh bệnh viêm kết mạc như thế nào?

Để phòng tránh bệnh viêm kết mạc, mỗi chúng ta nên có ý thức tự giác, hạn chế sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với mọi người xung quanh, ví dụ như kính mắt, chăn gối hoặc khăn mặt. Đây là một trong những đồ vật rất dễ lây nhiễm bệnh cho người khác. 

Đặc biệt, việc rửa tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài đường, nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh là cực kỳ cần thiết. Bạn hãy cố gắng rèn cho mình thói quen tốt hằng ngày, bên cạnh đó chúng ta cũng không nên dụi mắt quá nhiều lần. Cuối cùng, để tránh sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, chúng ta có thể sử dụng kính râm hoặc kính 0 độ để bảo vệ đôi mắt.

Chúng ta nên rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Chúng ta nên rửa tay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Nếu như con người rèn luyện được những thói quen tốt, chúng ta có thể chủ động phòng tránh nguy cơ bị viêm kết mạc. Nếu như không may bị bệnh, bạn hãy chú ý chăm sóc đôi mắt thật cẩn thận để tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm. Hy vọng là bài viết này đã cung cấp cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Từ khoá: viêm kết mạc

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.