Tin tức
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em: dấu hiệu và phương pháp điều trị
- 20/04/2020 | Bệnh viêm kết mạc và những thông tin bạn không nên bỏ qua
- 07/08/2020 | 10 bệnh lý nguy hiểm thường gặp nhất ở mắt ai cũng nên cảnh giác
- 23/07/2020 | 10 thực phẩm tốt cho sức khỏe của đôi mắt
1. Điều trị viêm kết mạc mắt ở trẻ em
Bác sĩ sẽ cần thăm khám, kiểm tra tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ trước khi chỉ định điều trị thích hợp. Các loại thuốc có thể được chỉ định gồm:
1.1. Thuốc trị viêm kết mạc mắt không kê đơn
Có thể vệ sinh mắt, giảm triệu chứng đau nhức khó chịu do viêm kết mạc mắt ở trẻ bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% là thông dụng nhất hoặc thuốc nhỏ mắt làm sạch khác. Sử dụng nhỏ cho trẻ mỗi mắt 2 giọt, thực hiện thường xuyên 2 giờ một lần, nhất là sau khi ngủ dậy.
Viêm kết mạc mắt khá thường gặp ở trẻ nhỏ
Thuốc nhỏ mắt sẽ chống khô mắt, làm mềm nhử dính trên mắt và loại bớt virus. Lưu ý không dùng chung thuốc nhỏ mắt này với trẻ khác vì có thể gây lây nhiễm do tác nhân gây bệnh dính vào đầu lọ thuốc.
Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng Vitamin A + D bổ sung để nâng cao thể trạng tăng sức đề kháng. Ngoài ra trường hợp đau mắt nặng, viêm kết mạc trên 20 ngày chưa khỏi thì cần sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt chứa Vitamin B và chondroitin.
1.2. Thuốc điều trị có kê đơn
Trong trường hợp viêm kết mạc nặng hoặc có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê đơn sau:
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể dùng cho trẻ nhỏ như: Moxifloxacin, Tobramycin, Neomycin, Ofloxacin, Cloramphenicol,… Thuốc chỉ sử dụng tối đa 7 ngày, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm phải thay đổi sang loại thuốc khác.
Chỉ dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh cho trẻ khi có chỉ định bác sĩ
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh chỉ có hiệu quả trong trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn gây viêm loét giác mạc. Cần tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid
Loại thuốc nhỏ mắt này có tác dụng chống viêm, giảm dịch nhầy làm mờ mắt, sử dụng 4 - 6 lần mỗi ngày. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Prednisolon, Fluoromethason, Dexamethason, Hydrocortison,… Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid cũng không được dùng nhiều quá 10 ngày, tuyệt đối không dùng trong trường hợp viêm loét giác mạc vì có thể gây biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.
Trong phòng ngừa biến chứng khô mắt, chỉ dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian nhất định. Việc dùng liên tục nhiều ngày sẽ khiến chất bảo quản có trong thuốc tích tụ, phá hủy bề mặt nhãn cầu.
Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc diễn tiến nặng
2. Dấu hiệu viêm kết mạc mắt ở trẻ em
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em có 3 nguyên nhân chủ yếu là: do virus, vi khuẩn và do dị ứng. Ngoài ra, có một nguyên nhân ít gặp hơn ở trẻ sơ sinh là do nhiễm lậu cầu. Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh cũng có thể khác nhau, nhưng tình trạng chung là:
- Trẻ bị ngứa mắt.
- Đỏ và sưng kết mạc hoặc mí mắt trong.
- Chảy nước mắt nhiều bất thường.
- Có thể có dịch màu vàng đặc, màu trắng hoặc xanh lá cây, dịch đặc có thể khiến mắt trẻ khó mở hơn.
- Trẻ bị nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Ngoài ra, nếu bị viêm kết mạc do virus, trẻ thường có triệu chứng sưng hạch bạch huyết, nhiễm trùng đường hô hấp trên kèm theo. Virus gây bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc với dịch tiết mắt từ vật dụng cá nhân, thuốc nhỏ mắt dùng chung.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường sau, cha mẹ cần sớm đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt bởi có thể bệnh đã diễn tiến nặng, biến chứng nguy hiểm đến thị lực và sức khỏe mắt.
- Trẻ bị sốt cao, đau mắt, cơ thể run rẩy.
- Trẻ bị đau dữ dội khi nhìn vào ánh sáng đèn.
- Chảy nhiều dịch tiết màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
- Tầm nhìn bị ảnh hưởng, mờ đi trông thấy.
- Viêm kết mạc không quá nặng nhưng diễn tiến kéo dài, trên 2 tuần nhưng không có dấu hiệu phục hồi.
Cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt nếu viêm kết mạc diễn tiến nặng
Viêm kết mạc ở người trưởng thành khá lành tính tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh có thể diễn tiến nặng nếu không kiểm soát tốt. Có trường hợp viêm kết mạc gây mù hoặc giảm thị lực vĩnh viễn ở trẻ.
3. Lưu ý trong điều trị viêm kết mạc ở trẻ nhỏ
Viêm kết mạc mắt ở trẻ em thường khiến bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, tuy nhiên không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc được kê toa hoặc thuốc dùng cũ của người khác. Việc sử dụng thuốc không phù hợp có thể khiến bệnh nặng, nguy cơ biến chứng cao hơn.
Trẻ nhỏ cũng khó nằm yên để có thể dùng thuốc nhỏ mắt vệ sinh, làm sạch mắt. Vì thế cần để trẻ nằm xuống nơi bằng phẳng, hướng dẫn trẻ khép hờ mắt lại rồi nhỏ từ từ ở góc mắt bên cạnh sống mũi. Dịch thuốc sẽ từ từ lan đều trong mắt trẻ, làm sạch các màng nhầy bị nhiễm trùng mà không gây đau đớn, khó khăn cho trẻ.
Ngoài ra cần lưu ý không cho trẻ đến trường, giữ trẻ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để bệnh nhanh khỏi hơn, tránh lây nhiễm cho những trẻ khác. Đối với viêm kết mạc do vi khuẩn, sau khi điều trị với thuốc kháng sinh, trẻ có thể học tập được sau 1 ngày vì triệu chứng sẽ cải thiện dần dần. Với trường hợp viêm kết mạc do dị ứng, cần sử dụng thuốc kháng Histamin để giảm triệu chứng bệnh. Dù sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh về mắt uy tín
Chuyên khoa mắt Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho khách hàng, trong đó có trẻ em. Ngoài được thăm khám, điều trị viêm kết mạc, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tình trạng mắt, khám tổng quát, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ được áp dụng thanh toán bảo hiểm và bảo lãnh viện phí theo đúng quy định.
Như vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt, đau nhức, có dử mắt vàng hoặc sưng mí mất bất thường nghi do viêm kết mạc mắt, bệnh nhân cần sớm đi khám và điều trị kịp thời. Để đăng ký tư vấn khám tại Chuyên khoa Mắt, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!