Tin tức
Viêm não Nhật Bản
Bệnh do muỗi Culex truyền bệnh. Bệnh khởi phát cấp tính, diễn biến nặng tỷ lệ tử vong cao chiếm 10 - 20%. Khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề như chậm phát triển tình thần, mất ý thức, động kinh, liệt, cấm khẩu…
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi hay gặp ở lứa tuổi 5 - 7 tuổi. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm, tỷ lệ mắc bệnh tăng vào tháng 5, 6, 7 và có thể gây dịch.
Bệnh phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản với triệu chứng viêm não màng não và tỷ lệ tử vong cao. Năm 1935, người Nhật xác định virus gây bệnh nên đặt tên viêm não Nhật Bản.
Năm 1938, người Nhật xác định được muỗi truyền bệnh là muỗi Culex Tritaeniorhynchus. Sau đó tìm ra vai trò vật chủ và ổ chứa chính của virus viêm não Nhật Bản là loài lợn và chim.
Sốt cao - biểu hiện giai đoạn khởi phát của bệnh viên não Nhật Bản.
1. Biểu hiện lâm sàng
1.1. Giai đoạn ủ bệnh: 5-15 ngày
1.2. Giai đoạn khởi phát:1-6 ngày
- Sốt: thường sốt cao 38-390C
- Nôn vọt
- Đau đầu, quấy khóc- Có thể có rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón.
1.3. Giai đoạn toàn phát:
- Hội chứng màng não (đâu đầu, nôn vọt, cổ cứng, sợ ánh sáng);
- Rối loạn ý thức: vật vã kích thích hoặc li bì, hôn mê;
- Biểu hiện thần kinh trung ương: co giật, giật rung, liệt thần kinh khu trú (liệt chi, liệt mặt, lác mắt…);
- Có thể biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: sốt cao không hạ, rối loạn vận mạch. Vã nhiều mồ hôi, mặt lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở, tăng tiết dịch phế quản
- Hô hấp: khó thở, suy hô hấp.
- Có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu của bệnh khi có hôn mê, co giật, tổn thương hành não, rối loạn nhịp thở, rối loạn vận mạch.
- Thể viêm não tối cấp, bệnh nhi có thể tử vong trong 24 - 48 giờ đầu.
1.4. Giai đoạn lui bệnh:
- Từ ngày thứ 7 - 8 trở đi, thường từ tuần thứ 2 nhiệt độ giảm dần, hết sốt nếu không có biến chứng, mạch chậm dần, nhịp thở ổn định, tình trạng khó thở giảm dần và hết, hội chứng màng não giảm dần, hết nôn. Tình trạng co cứng giảm dần, Tri giác dần hồi phục.
- Trong khi hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc giảm thì biểu hiện di chứng thần kinh rõ hơn như liệt chi hoặc liệt các dây thần kinh, mất phối hợp động tác, thất ngôn...
- Giai đoạn này có thể gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm bể thận, bàng quang..
- Khoảng 50% bệnh nhân khỏi bệnh có di chứng tâm thần, vận động.
2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, chức năng gan, thận.
- Dịch não tủy:
+ Dịch trong, áp lực bình thường hoặc tăng.
+ Xét nghiệm tế bào dịch: Tế bào bình thường hoặc tăng vài chục đến vài trăm, chủ yếu bạch cầu đơn nhân.
+ Protein bình thường hoặc tăng nhẹ <1g.
- Xét nghiệm tìm nguyên nhân:
+ Phản ứng phân lập virus trong dịch não tủy, máu cần lấy sớm trong 4 ngày đầu của sốt.
+ Phản ứng ELISA tìm kháng thể IgM và IgG trong máu và trong dịch não tủy.
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc MIR sọ não.
3. Điều trị
3.1. Điều trị đặc hiệu:
- Viêm não do virus khác: chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
3.2. Điều trị hỗ trợ:
- Hạ sốt;
- Chống co giật;
- Bồi phụ nước và điện giải;
- Đảm bảo dinh đưỡng;
- Hỗ trợ hô hấp.
4. Phòng bệnh
Tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động
- Tiêm chủng: Biện pháp chủ yếu là tiêm phòng vac-xin viêm não Nhật Bản. Biện pháp này có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi, ưu tiên cho trẻ từ 1-5 tuổi trong vùng có dịch lưu hành.
+ Liều tiêm: dưới 36 tháng tuổi: 0,5 ml/liều; trên 36 tháng tuổi: 1 ml/liều.
+ Tạo miễn dịch cơ bản là 3 liều: Liều thứ 2 cách liều thứ nhất 2 tuần; liều thứ 3 cách liều thứ hai 1 năm.
+ Tiêm nhắc lại: 3 năm tiêm 1 ml/liều để duy trì miễn dịch (tiêm dưới da vào cơ den-ta).
+ Thời gian tiêm chủng: các đợt tiêm chủng viêm não Nhật Bản B phải thực hiện vào tháng 10 đến tháng 12 năm trước để phòng cho vụ dịch năm sau.
- Vệ sinh môi trường;
- Nằm màn, tránh muỗi đốt;
- Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về làm xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh trong mùa hè này, Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa triển khai xét nghiệm xác định kháng thể viêm não Nhật Bản bằng phương pháp ELISA. - Kháng thể IgM xuất hiện sớm ngay ngày đầu tiên nhiễm virus và tồn tại 60 ngày. - Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn và tồn tại lâu hơn có thể suốt đời có vai trò chính bảo vệ cơ thể. - Kháng thể IgG có thể truyền qua rau thai. Nếu tái nhiễm lần 2 kháng thể IgG tăng rất cao. - Thời gian lấy mẫu ngày 2 - 3 của bệnh tính từ khi bắt đầu sốt. Đánh giá hiệu giá kháng thể IgG cần lấy 2. Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt: NS1 dengue: (NS1 dengue (+) từ ngày đầu tiên có sốt. IgM (+) ngày thứ 4 sốt. 3. Bên cạnh trên, bệnh nhân còn cần làm xét nghiệm cơ bản: công thức máu, máu lắng, CRP, AST, ALT, GGT, Ure, Creatinin, điện giải đồ,… |
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!